ẢO TƯỞNG HẠNH PHÚC

Một hôm vị Thiền Sư dẫn một thiền sinh đến trước một ngọn núi.
Thiền Sư:

Con thấy ngọn núi này thế nào?
Thiền sinh:

Dạ, núi cao, đẹp, hùng vĩ !
Thiền Sư:

Nào, đi cùng ta lên núi.
Trên đường đi không ai nói một câu, cứ đi và đi, Thiền sinh mệt dần,
đường núi lại không dễ đi, Thiền sinh càng lúc càng cảm thấy khó chịu mệt
mỏi. Đợi lên đến đỉnh núi, Thiền Sư hỏi:

Ngọn núi mà con nhìn thấy như thế nào?
Thiền sinh:

Ngọn núi này không ổn, đường thì toàn đá sỏi, cây cối cũng mọc không
được tốt. Nhưng đứng đây có thể nhìn ra xa, con thấy ngọn núi đối
diện đẹp hơn nhiều.
Thiền Sư cười và nói :

Khi con quen một người, chính là lúc con đứng xa nhìn ngọn núi, trong
mắt đầy sự mới lạ và ngưỡng mộ, khi hiểu rõ con người đó rồi, chính
là lúc con leo lên núi, con thấy được những thứ chi tiết rõ ràng, nhưng
khi đến đỉnh núi, mắt của con vẫn chỉ nhìn thấy ngọn núi khác mà thôi.
Núi không có thay đổi, là cái nhìn của con thay đổi, là con tim của con
thay đổi, nên con mắt của con cũng không còn như trước. Không còn
sự ngưỡng mộ, núi cũng không còn hùng vĩ nữa. Con bất mãn càng
nhiều, thất vọng lại càng lớn.

Tại sao con có thể đứng trên đỉnh núi nhìn ngọn núi khác? Là bởi vì
ngọn núi ấy trở nên tầm thường, không còn thiêng liêng, giá trị nữa
một khi con đã đặt chân đến.
Một người có thể hiểu trân trọng tất cả những thứ đang có hiện tại mới là
người thực sự hạnh phúc!
Phải chăng hạnh phúc bên kia núi?
Là..”cỏ bên đồi ngan ngát xanh”
Ngày nay chưa Sống, mơ ngày tới
Thực tại lãng quên rất đoạn đành!!
*

*
Đôi khi, điều làm con người đau khổ nhất không phải là lúc mất đi thứ
họ yêu thích mà chính là lúc họ có được thứ mình yêu thích nhưng nó lại
không hạnh phúc như đã mong chờ.
Một người không biết bơi, khi rơi vào nước, mặc dù quẫy đạp hết sức,
nhưng cuối cùng vẫn bị chìm.
Một người không hiểu biết, dù rất muốn được hạnh phúc, dù luôn nỗ lực
để có được bình yên, nhưng cuối cùng vẫn phải chết chìm trong khổ đau.
Nước không cố ý nhấn chìm người, cuộc đời không cố tình đẩy ai ngã vào
khổ đau, chỉ do con người không hiểu biết nên tự làm khổ mình.
Con người thường như vậy, luôn nghĩ về hạnh phúc, luôn nói về bình
yên, luôn muốn có nhiều niềm vui nhưng lại hành động theo một hướng
khác, trái ngược hoàn toàn, chẳng mấy ai có được hành động phù hợp với
ước mơ bình yên của mình. Sợ khổ đau nhưng lại thích sân si trong mọi
chuyện, thích bình yên nhưng lại sợ mở lòng ra thương người.
Thời gian luôn im lặng, chưa từng cất tiếng hỏi một câu nào, nhưng thời
gian lại có thể trả lời được tất cả những câu hỏi.
Còn con người, luôn lên tiếng hỏi rất nhiều thứ: “phải làm thế nào để có
được hạnh phúc?”, “phải làm sao để tránh khỏi khổ đau?”… nhưng cuối cùng,
chẳng mấy ai thực sự trả lời được câu hỏi của mình.
Vô Thường.
Núi ngày cũ.
Om Mani Padme Hum

Leave a comment