TẠI SAO BẠN PHẢI SỢ NGƯỜI KHÁC NGHĨ GÌ VỀ MÌNH?

Đa phần mọi người đều sợ người khác đang nghĩ gì về mình. Khi đưa ra lựa chọn, bạn luôn sợ người khác phán xét mình.

Mình làm như vậy có được hay không?
Người ta có đang nhìn mình hay không?
Mình làm cái này người ta có ghét mình không?
Mình đăng bài viết này người ta có quan tâm không?

Thực tế, không ai rảnh rỗi mà quan tâm nhiều đến bạn như thế, chỉ là do sự ảo tưởng của chính bản thân bạn, khiến bạn phải mất nhiều thời gian và trì hoãn những việc bản thân muốn làm.

Mình đi tuyển sinh nói trước các lớp và cũng được hơn 30 lớp mỗi lớp khoảng 30-50 học sinh. Có lần diễn ảo thuật trước 200 người, làm MC chương trình nhỏ….

Mình đã từng nghĩ tất cả những người đó sẽ nhớ đến mình nhưng không mình gặp lại rất nhiều người nhưng họ còn chẳng nhớ nổi tên mình.

Bạn chỉ có thể làm mọi việc, thể hiện năng lực của bản thân tốt nhất khi ở trạng thái thoải mái.

Có người khen cũng có nhưng người chê, còn có những lời nói sau lưng mà chúng ta vô tình nghe được khiến chúng ta buồn rồi suy nghĩ nhưng bạn nhìn xem sau lời nói đó họ vẫn vô tư, sống thảnh thơi vậy bạn nghĩ người ta có thật sự quan tâm đến bạn.

Những lời đó không tạo ra tiền cũng chẳng có giá trị nào cho bạn vậy sao phải đón nhận phải suy nghĩ, phải mất thời gian trong khi thời gian đó bạn có thể làm được rất nhiều thứ.

Ngay bây giờ, bạn có thể ngừng việc sợ người khác nghĩ gì về bạn và hãy nhớ kỹ một điều ĐỪNG BAO GIỜ ĐÁNH GIÁ NGƯỜI KHÁC NẾU bạn không muốn người khác đánh giá và phán xét mình.

“Chúng ta thường đánh giá người khác theo tiêu chuẩn của mình nhưng rồi sau đó lại dành cả đời để sống theo tiêu chuẩn của người khác.”

” A Crazy Mind ”

Thiện Tri Thức

Advertisement

BẢN NGÃ CÀNG LỚN CÀNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

Vì sao một cọng rơm hay một tờ giấy được thả từ lầu cao xuống đất mà
nó không bị tổn thương?
Bởi trọng lượng nó nhẹ !
Nhưng mà tại sao một cái tô, một quả táo được thả từ trên cao xuống bị
vỡ, bị hư hại?
Là bởi trọng lượng của nó nặng quá, cộng với sức hút của trái đất nên tạo
ra sự đổ vỡ.
Cũng vậy, người sống biết xem nhẹ mình một chút, khi mà bạn nghĩ bạn
chỉ là một cọng rơm, dẫu cuộc đời có tấn công mình ra sao, lực tổn thuơng
sẽ rất nhỏ thậm chí không có.
Nhưng vì bạn tự xem mình là cái tô, là quả táo vĩ đại, bạn sẽ là những gì
dễ vỡ nhất. Trước sóng gió cuộc đời kì thực bạn rất mong manh!
Trong kinh Đức Phật dạy thế này:
– Một hột cải không thể nào để trên đầu kim được vì hột cải nó tròn.
– Gió thì không thể bám vào tấm lưới.
– Và giọt nước thì không thể đứng vững được trên lá sen.
Ngày nào bạn còn coi nặng bản thân và lòng sĩ diện quá nhiều thì dễ bị
tổn thuơng và đau khổ chất chứa chiếm hết chỗ hạnh phúc kiếp nhân sinh.

  • Xin nhớ, trân trọng bản thân và quan trọng bản thân là 2 điều hoàn toàn
    khác biệt.
    Bản Ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương.
    NHƯ THỊ

CÓ BAO GIỜ

Có bao giờ người cảm thấy vui khi đặt được gánh nặng trên vai xuống?
Biết là nặng lắm, nhưng không đủ mạnh mẽ để nhấc lên khỏi vai rồi đặt
xuống.
Khi ngang qua cay nghiệt, người ta thường buông bỏ từ tâm, để đôi tay
được tự do giữ lấy những buồn phiền, nhặt lấy những hờn giận ném trả lại
cuộc sống. Có bao giờ người cảm thấy vui khi tìm lại được từ tâm đã đánh
rơi khi đi qua những cay nghiệt cuộc đời?
Có bao giờ người cảm thấy vui khi tìm lại được niềm tin đã đánh mất khi
đi ngang qua những trong đục cuộc sống?
Có bao giờ người cảm thấy vui khi đủ mạnh mẽ để chấp nhận được
những điều không thể đổi thay?
Có những niềm vui dù vỡ ra đi nữa thì từng mảnh nhỏ cũng là một niềm
vui.
Từng khoảnh khắc cố gắng là từng bước chân chúng ta trở lại với chính
mình.
Tình thương của con người đôi khi bé nhỏ quá, mà thứ thử thách nó luôn
rất nhiều, và người làm tổn thương nó lại rất đông…
Mong người luôn an.
Vô Thường
Núi, ngày cũ.
Om Mani Padme Hum

CHÂN THẬT LÀ MỘT PHẨM HẠNH CỦA CHƯ THIÊN

  • Không phải như chúng sanh trong cảnh người, Chư Thiên Luôn Nói
    Thật.
    Đức tánh chân thật là phẩm hạnh chánh yếu của những chúng sanh trong
    cảnh trời. Các vị không bao giờ nói dối hay thất hẹn, các vị rất thận trọng giữ
    gìn đặc tánh chân thật cũng như giữ gìn sanh mạng của mình.
    Ngài giải thích rằng trong xã hội loài người cũng như trong cảnh giới chư
    thiên phải trau dồi và phát triển lòng không sân hận hay tánh không hung
    dữ bạo tàn, vì giáo pháp này đối nghịch với năng lực của tâm sân, ác cảm và
    oán thù. Các vị trời cũng phải phát triển hạnh này như giây thân ái nối liền
    nhau để chung sống trong xã hội. Nếu không thực hành giáo pháp này thì
    thế gian sẽ không có hoàn cảnh thái bình, hoặc đến mức tột cùng là thế gian
    này sẽ bị tàn phá nát tan.
    Người muốn làm cho thế gian này là chốn dễ ở, sẵn sàng hiếu khách, phải
    luôn luôn giữ chánh niệm, không để cho ô nhiễm sân hận phát sanh, vì nó
    là Một Thứ Lửa có sức tàn phá khốc liệt và vô cùng tai hại, không bao giờ
    nên lơ đễnh để cho nó thiêu đốt mình và người khác.
    Nhận thức được những hiểm họa của tâm sân gây nên và những lợi ích
    của tâm từ, Đức Phật đã ban truyền bức thông điệp từ bi và trí tuệ của Ngài
    cho những chúng sanh đang cùng kinh nghiệm hoàn cảnh đau khổ và đưa
    đến mục tiêu chấm dứt đau khổ.
    Ngày nào mà thế gian còn được tâm từ nâng đỡ thì ngày ấy thế gian còn
    duyên lành thọ hưởng cảnh thanh bình an lạc và hạnh phúc. Còn nếu không
    có lòng từ ái trong tâm của chúng sanh thì ắt không thể có được trạng thái
    an toàn và thanh bình, kết quả chỉ là phiền muộn và khuấy động dù bất cứ
    ở đâu.
    (Ngài Thiền Sư Phra Acariya)