7 MÓN QUÀ KHÔNG TỐN TIỀN MUA


Có những món quà mà bạn không cần phải tốn tiền mua. Có những món
quà mà bạn luôn muốn được nhận. Có những món quà mà người khác chờ
đợi bạn trao tặng cho họ:

  1. Món quà từ sự lắng nghe (Offering Deep Listening)
    Khi bạn thực sự lắng nghe, bạn chú ý, không ngắt ngang, không mơ
    màng, chỉ lắng nghe để cảm nhận về thấu hiểu. Đó là món quà vô giá thứ
    nhất bạn có thể dành cho người khác đặc biệt là những người thân yêu của
    mình.
  2. Món quà từ sự trìu mến (Being Affectionate)
    Hãy thể hiện sự trìu mến với những người thân yêu bằng những lời nói
    ân cần và cử chỉ trìu mến, bạn sẽ thấy những điều kỳ diệu.
  3. Món quà từ sự vui tươi (Being Joyful)
    Hãy cắt những biến họa, chia sẻ những mẩu chuyện cười và những tin
    vui nhộn cho các cộng sự và người thân. Họ sẽ hiểu và cảm nhận rằng bạn
    luôn muốn chia sẻ niềm vui và do đó họ sẽ dành cho bạn những điều to lớn
    hơn.
  4. Món quà từ những mẩu giấy viết tay (Hand-writing a nice Note or
    Letter)
    Hãy viết ra từ những lời chân thật, dù rất ngắn, nó có sức mạnh phi
    thường đấy, dù nó là dòng chữ “Cảm ơn bạn đã giúp đỡ tôi” hay “Xin lỗi vì
    mình đã quá nóng với bạn”. Hay thậm chí một bài thơ hay một lời khuyên
    đẹp. Chính những điều nho nhỏ đó, có thể đi suốt cuộc đời ta.
  5. Món quà từ sự khen ngợi (Praising someone)
    Sự ngợi khen thật lòng có sức mạnh không ngờ, đó có thể là “Chiếc áo đỏ
    thật tuyệt với bạn!” hay “Một bữa ăn rất ngon!” có thể đem lại niềm vui cho
    người khác suốt cả ngày.
  6. Món quà từ sự giúp đỡ (Giving a Helping Hand)
    Mỗi ngày hãy chủ động làm một vài điều tử tế, bạn sẽ thấy cuộc sống thật
    vui vẻ và nhẹ nhàng.
  7. Món quà của sự yên tĩnh (Being Quiet or Offering a Serene
    environment)
    Hãy luôn nhạy cảm về điều này và để sự yên tĩnh cần thiết cho người
    khác cũng như có những lúc bạn cần sự yên tĩnh ấy.
    Hãy tặng những món quà này cho những người xung quanh bạn hàng
    ngày.
    Please send these presents to the people around you each day.
Advertisement

ĐAU KHỔ LÀ CHẤT LIỆU QUÝ GIÁ

  • Tôi coi đau khổ như một phần của cuộc sống, một phần rất quan trọng.
    Làm sao tôi có thể học hỏi được điều gì nếu tôi không đau khổ? Nhưng tôi
    bình tĩnh mỗi khi tôi trải nghiệm nó. Ai có thể tin được rằng tôi lại đau khổ
    sâu sắc đến thế?
  • Tôi không nghĩ rằng cuộc đời không nên có đau khổ; tôi không nghĩ rằng
    tôi cần phải loại bỏ đau khổ; tôi cũng không cố gắng vượt qua đau khổ,
    nhưng tôi cố gắng biến đau khổ trở thành có ý nghĩa; tôi cố gắng thấu hiểu
    đau khổ một cách sâu sắc.
  • Không phản ứng, thì tôi không bị trầm cảm, lo lắng và bất an. Tôi chỉ hy
    vọng rằng tôi đủ trí tuệ để thấu hiểu đau khổ và cuộc sống.
    Mỗi khi tôi đau khổ cực cùng, tôi lại tiến thêm một bước về phía xa rời
    dính mắc. Nó dạy tôi buông bỏ …
  • Chết có phải là cái gì đó ghê gớm lắm không?
    Một ngày nào đó tất cả chúng ta rồi sẽ phải chết, có thể chết ngay bây
    giờ. Chắc chắn 100% là tất cả chúng ta rồi sẽ chết.
    Biết điều đó, chúng ta phải sống thực sự trí tuệ và đừng hoang phí thời
    gian và sức lực vào những điều phù phiếm, vụn vặt, đừng mất công lo lắng
    và nghĩ ngợi những điều vô ích.
  • Cái chết thì không đến nỗi tệ thế đâu. Cái đau trong lúc chết mới thực
    là khó khăn. Bởi vì sự dính mắc nên chúng ta mới nghĩ cái chết là điều tồi
    tệ, vì khi chết chúng ta phải rời bỏ tất cả những gì mình yêu dấu.Tôi nghĩ
    chúng ta phải tự rèn luyện mình để chết với một trái tim bình yên, và biết
    cách rời bỏ tất cả những gì mình thương yêu, dính mắc.
    (Thiền sư: U Jotika)

CÂN NHẮC SỰ CHỪNG MỰC TRONG CUỘC SỐNG

  • Cháo nấu cần phải 3 phần gạo, 7 phần nước.
  • Trong xử sự cần 3 phần vì mình, 7 phần vì người.
  • Đối với bạn bè cần 3 phần nhận biết lỗi phải, 7 phần khoan dung.
  • Thưởng thức 1 cuốn sách cần đặt 3 phần ở văn chương, 7 phần ở chất
    lượng nội dung.
  • Đam mê việc đời cần 3 phần say, 7 phần tỉnh.
    3 phần… 7 phần… bất quá chẳng qua là cân nhắc về sự Chừng Mực trong
    cuộc sống.
  • Riêng đối với gia đình cần 5 phần yêu thương & 5 phần trách nhiệm.
    Sống có trách nhiệm mà không biểu hiện được yêu thương ra bên ngoài thì
    đó là trách nhiệm máy móc. Và sống có yêu thương nhưng không tròn trách
    nhiệm thì dễ là .. sự yêu thương..”hư tình giả ý” bề ngoài..
    Sống trong hồng trần đầy bụi nhơ bẩn, chẳng ai có thể thập toàn thập mỹ,
    thời gian cứ sẽ phủ bụi không ngừng. Nhìn được là sách, đọc được lại là cả
    thế giới. Pha được gọi là trà, nhưng để hiểu được lại là cuộc sống (trà đạo)
  • Cuộc sống thật giống như một chuyến lữ hành đơn trình, chỉ có đi mà
    không có khứ hồi. Không có tập diễn và tua lại, mỗi một cảnh diễn đều là
    trực tiếp diễn & phát.
    Vậy thì, hãy cảm ơn người nào đó đang cho bạn cảm giác thống khổ!
    Bởi vì về sau này, đến một lúc nào đó, bạn sẽ chợt hiểu ra được Nhân quả
    vì sao lại đã an-bài như thế? Tại sao điều ấy đã khiến cuộc-sống của bạn càng
    có ý-nghĩa, và càng thêm tốt-đẹp. Sống chung đụng trong đời, có thể xem
    nhẹ, xem nhạt được bao nhiêu thì phiền muôn sẽ chạy cách xa bạn bấy
    nhiêu…
    Tiếng Lòng

THẾ NÀO LÀ NGƯỜI XUẤT GIA


Trí Quang Thượng Nhân
Kinh Phước-Điền nói: “Có năm đức tính mà Sa-Di (cấp bực đầu tiên của
người Xuất-gia) phải biết:
Thứ nhất, phát tâm xuất-gia, vì cảm mến đạo-pháp;
Thứ hai, hủy bỏ hình đẹp vì để xứng pháp y;
Thứ ba, cắt bỏ ân ái, vì không còn thân thuộc;
Thứ tư, khinh thường tánh mạng, vì tôn sùng chánh-pháp;
Thứ năm, chí cầu đại-thừa, vì cứu độ tất cả”.
Vì dịch không hết ý, nên đoạn văn này cần phải giải thích thêm:
Thứ nhất, vì cảm mến đạo pháp có năng lực diệt khổ, có phương pháp
cứu người nên phát tâm xuất-gia, nghĩa là quyết chí mong cầu giải thoát mà
thoát ly gia-đình.
Thứ hai, vì để ăn hợp với pháp y thanh tịnh mà trang nghiêm nên hủy bỏ
hết những phục sức hoa lệ, những trang điểm duyên dáng nơi thân hình.
Thứ ba, vì không còn phân biệt ai quyến thuộc, ai xa lạ, ai thân, ai sơ, mà
tất cả đều đau khổ và mình có nhiệm vụ cứu độ, nên cắt bỏ ân ái, từ giã thân
thuộc.
Thứ tư, vì quí trọng chánh-pháp, tha thiết muốn học hỏi chánh-pháp, tu
hành chánh-pháp, truyền bá chánh-pháp, nên khinh thường tánh mạng,
không kể sức khỏe, không tiếc năng lực, không từ gian lao, nguy hiểm.
Thứ năm, vì để cứu độ tất cả nên quyết chí cầu pháp đại-thừa để có đủ
phương pháp mà tự giác giác tha.
Nói tóm, Xuất-gia nghĩa là bỏ tất cả: Bỏ gia đình, bỏ hình đẹp, bỏ bà con,
bỏ thân mạng, bỏ cả tự lợi. Đó là năm tư cách của người Xuất-gia. Mà bỏ
tức giải thoát, nên bỏ năm điều trên thì đạt đến sự Giải-thoát chỉ vì chánhpháp
và vì muôn loài.
Vì chánh-pháp và vì muôn loài mà bỏ tất cả, đó là tư cách, là đức tính
của người Xuất-gia.