HÀNH THIỆN PHÚC ĐỨC TỰ KHẮC NẢY MẦM

Con người làm việc Thiện, Phúc dù chưa đến, Họa đã rời xa; Con người
làm việc Ác, Họa dù chưa đến, Phúc đã rời xa.
Con người làm việc Thiện hay hành Ác đều là đang đặt định Tương lai
cho chính Mình. Có người cho rằng họ đạt được điều gì đó đều là do nỗ lực
của bản thân, vượt trên Số phận. Kỳ thực theo góc nhìn của Phật gia, có lẽ
trong những Kiếp sống trước đây Họ đã từng là một người Tốt, tích Âm đức,
mới có thể đạt được thành công Phát tài như vậy.
Câu chuyện về một Lão nhân nhờ làm việc Thiện mà gián tiếp cứu được
Mạng sống cho Con trai.
Vào thời nhà Thanh có một thương nhân họ Trương vượt sông Dương Tử
từ phía bắc tới phủ Giang Ninh , hiện là Nam Kinh để thu nợ. Ông dự định
trở về nhà vào dịp Tết Nguyên đán ngay trước khi năm cũ kết thúc. Cùng
với hành trang trên vai, Ông đã rời nhà từ rất sớm. Nhưng Ông phải ngồi
chờ trong Chợ để đợi cổng thành mở.
Chờ một lúc, ông Trương quá mệt mỏi nên đã đặt chiếc túi đựng vàng
bạc xuống đất rồi ngồi lên nó và nhắm mắt nghỉ ngơi. Khi cổng thành mở,
Ông mang hành trang vội vã chạy ra cổng nhưng lại quên mất chiếc túi vàng
bạc. Khi phát hiện mình không mang túi theo, Ông đã đi xa hơn 1 dặm
khoảng 0,3 dặm Anh. Ông lập tức hớt hải chạy quay lại tìm. Nhưng Chợ đã
đông kín người và chiếc túi đã không còn ở đó.
Ông chau mày lo lắng và tìm xung quanh, hy vọng ai đó tốt bụng sẽ gửi
lại cho mình chiếc túi. Thấy vẻ mặt hoảng hốt của Trương, một Cụ già đến
hỏi xem có chuyện gì. Cụ lắng nghe rồi mời Ông về nhà nói chuyện .

  • Lão thấy có một cái túi trên mặt đất khi mở cửa sáng nay. Không biết có
    phải của Ông không.
    Ông Trương đáp:
  • Trong túi có hai phong bao, mỗi cái có lượng thoi bạc nhất định. Cái lớn
    hơn là của Ông chủ tôi, còn cái nhỏ hơn là của tôi.
    Cụ già kiểm tra món đồ trong túi, quả đúng mô tả của ông Trương. Do
    đó, Cụ đã trả cái túi lại.
    Trương cảm động đến rớt nước mắt, muốn dùng nén bạc cảm tạ ôÔng
    lão nhưng Ông chỉ cười đáp:
  • Nếu Lão thích tiền đến vậy thì Lão đã không nói với Ông về cái túi đó.
    Ông hiểu chứ?
    Trương cảm tạ, hỏi tên Ông lão và trở về nhà.
    Khi Ông đợi phà qua sông, một cơn gió mạnh bỗng nổi lên. Nhiều thuyền
    bị lật, khiến Hành khách rơi xuống sông chới với.
    Chứng kiến cảnh tượng hãi hùng này, ông Trương động lòng trắc ẩn:
  • Hôm nay mình tìm lại được thoi bạc. Không nhờ có việc đó thì mình có
    thể đã chết. Mình thực sự đã được tái sinh.
    Vậy là Ông đã dùng toàn bộ số tiền của mình thuê người cứu những
    người sắp chết đuối. Vài chục người đã được cứu nhờ thiện Tâm của Ông.
    Tất cả những người sống sót đều đến cảm tạ ông Trương đã cứu họ. Tình
    cờ, một trong số đó chính là Con trai của Lão nhân đã trả lại chiếc túi vàng
    bạc cho ông Trương. Anh ta ở Giang Bắc làm ăn, trên đường trở về nhà thì
    gặp nạn vì thuyền lật. Ông Trương quá đỗi ngạc nhiên, Ông cũng đem câu
    chuyện mất túi của mình kể cho mọi người. Tất cả đều bất ngờ trước sự việc
    kỳ lạ này. Họ cảm nhận được rõ ràng Thiên lý về hành Thiện đắc Thiện quả.
    Sau đó, hai Gia đình này đã trở thành Thông gia.
    Trong câu chuyện này, vị Lão nhân đã không bị tiền tài làm mê hoặc và
    cũng không đòi báo đáp. Ông lão không chỉ cứu ông Trương trong khổ nạn
    mà còn gieo mầm Thiện trong Tâm của ông Trương, do đó đặt định cơ duyên
    để Con trai lão được cứu sau này.
    Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu như vị Lão nhân bị mê muội bởi tiền tài?
    Ông Trương có thể sẽ tự vẫn vì bị mất số tiền lớn và tiếp đó sẽ không có
    cơ hội để cứu nhiều Người khỏi chết đuối, trong đó có cả Con trai của lão
    nhân.
    Ngay cả khi ông Trương không tự vẫn thì Ông cũng không có tiền để
    thuê người cứu họ.
    Cổ nhân có câu:
  • Hành Thiện mà không cầu báo đáp sẽ khai mở thiện Tâm của Người
    khác và giải được khổ nạn của bản thân.
    Cứu Người lúc khốn đốn sẽ giúp họ tích lũy của cải để hành Thiện và
    nhận được sự giúp đỡ của Người khác.
    Cuối cùng, xin có lời khuyên như sau:
    Ngán ngẩm Đạo đức xuống dốc, không bằng làm chút điều Thiện để tích
    Phúc choTương lai.
    Than vãn lòng Người đổi thay, không bằng thường ngày giúp đỡ Người
    khác, gieo trồng cơ Duyên giải trừ nguy khó sau này.
    Câu chuyện được trích từ cuốn Hy Triều Tân Ngữ của Từ Tích Linh và
    Tiễn Vịnh.
    Ngọc Mai biên tập
Advertisement

10 CÂU NÓI GIÚP BẠN MẠNH MẼ TRƯỚC VÔ VÀN KHÓ KHĂN

  1. Cuộc sống thu lại hoặc mở rộng tỷ lệ thuận với lòng can đảm – Anais
    Nin
  2. Chính nghị lực kéo ta dậy khỏi giường, sự tận tụy thôi thúc ta hành
    động, và kỷ luật khiến ta bền bỉ đi hết đường – Zig Ziglar.
  3. Khi mới chỉ nghe nói, bạn sẽ dần quên. Khi được tận mắt thấy, bạn sẽ
    ghi nhớ. Chỉ khi tận tay làm, bạn mới thực sự hiểu – Michael E. Gerbe
  4. Phát hiện vấn đề luôn quan trọng hơn giải quyết vấn đề, viết ra vấn đề
    là bạn đã giải quyết được nó một nửa – Rudyard Kipling.
  5. Đến với nhau là một sự khởi đầu. Giữ được nhau là sự tiến triển. Làm
    việc cùng nhau là sự thành công – Henry Ford.
  6. Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ, cửa sẽ mở cho các con. Vì hễ
    ai xin thì được; ai tìm thì gặp; và ai gõ thì cửa sẽ được mở – Kinh Thánh –
    Ma-thi-ơ
  7. Để vượt qua khó khăn không nhất thiết anh phải có phản xạ của tay
    đua F1, hay cơ bắp của Hercules, hay trí não của Einstein, đơn giản anh chỉ
    cần biết điều gì nên làm – Anthony Greenbank.
  8. Người hạnh phúc không phải là người được may mắn sống trong hoàn
    cảnh thuận lợi, mà là người có thái độ sống tốt trong mọi hoàn cảnh – Hugh
    Malcolm Downs (1921-2020).
  9. Chúng ta càng hào phóng, chúng ta càng vui vẻ. Chúng ta càng hợp
    tác, chúng ta càng có giá trị. Chúng ta càng nhiệt tình, chúng ta càng có năng
    suất. Chúng ta càng sẵn lòng phụng sự, chúng ta càng thịnh vượng – William
    Arthur Ward.
  10. Bắt đầu từ nơi bạn đứng. Sử dụng những gì bạn có. Làm những gì bạn
    có thể – Arthur Ashe.
    Sưu tầm.

HỌC HẠNH LẮNG NGHE

Hai thầy trò đang ngồi đọc sách trước hiên, người học trò ra điều nghĩ
ngợi, rời mắt khỏi trang sách và hỏi thầy:
“Thưa thầy, làm thế nào để khiến người khác nghe mình ạ?”
Người thầy đưa mắt nhìn học trò và nói:
“Con vào nhà pha cho thầy ấm trà.”
Rất nhanh chóng người học trò mang đến trước mặt thầy một ấm trà và
vài cái chén nhỏ.
Thầy chậm rãi rót nước vào chén và nói với học trò:
“Con hãy hình dung ấm trà này là người nói, muốn rót nước – muốn đưa
thông điệp đến với người nghe con cần làm gì?”
Người học trò nhanh nhẹn đỡ lấy ấm trà, nhấc một chiếc chén lên, từ từ
rót nước vào và nói:
“Thưa thầy, ấm và chén phải tiếp xúc với nhau, cái ấm phải nghiêng đi
thì nước mới vào trong chén được ạ!”
Thế đấy, nếu là “Người nói” con phải biết cách tiếp cận, tìm điểm chung
với người nghe, biết chắt lọc thông tin trước khi truyền đạt cho người nghe
và biết “Nghiêng mình”.
Còn nếu con là “Người nghe”, hãy là người nghe tuyệt với nhất bằng cách
tự nâng cao giá trị bản thân, đeo bám và cũng phải biết nghiêng mình để
đón nhận thông tin.
Và con nên nhớ, hãy là “chiếc cốc rỗng” đừng áp đặt, đừng chỉ trích phê
phán khi con thực sự muốn lắng nghe.
Bài học từ Ấm và Chén Trà.
SƯU TẦM

CHO MẸ GỌI ĐIỆN ĐỂ NÓI CHUYỆN VỚI CON…

Bao lâu nay…, Tôi cứ nghĩ báo hiếu với ba mẹ chỉ cần tiền là đủ, nhưng
không…, tôi đã lầm…!
Một ngày, mẹ nhắn tin cho tôi: “Con có bận không? Cho mẹ gọi điện nói
chuyện với con một chút…!”. Chỉ một dòng tin ngắn ngủi, nhưng nước mắt
tôi cứ thế mà chảy ra…!
Từ khi nào, ba mẹ muốn gọi cho con của chính mình mà phải xin phép !
Từ khi nào mà việc lắng nghe nhau khó khăn đến mức như thế này…?
Tôi đã làm gì để hằn lên tâm trí ba mẹ một rào cản như thế ..!
Ngày xưa, chỉ khi nào bị ba mẹ đánh tôi mới khóc, còn bây giờ, chẳng ai
mắng mỏ, rầy la tôi mà nước mắt tôi cứ chảy ra ..!
Với con, tôi vẫn kiên nhẫn giải thích từng chữ cái từng con số, thì với
đồng nghiệp, dù tức giận đến đâu tôi vẫn nở nụ cười, nhưng riêng với ba
mẹ mình, tôi lại chẳng ngại ngần mà nói: “Con bận…, rồi ngưng điện
thoại…!”
Vì tôi biết:

  • Nếu tôi ngắt máy với người ngoài, người ta sẽ không bao giờ làm việc,
    hợp tác với tôi nữa.
  • Nếu tôi ngắt máy với bố mẹ, bố mẹ vẫn mãi chờ tôi, không oán hận,
    không trách móc tôi điều gì cả…!
    Chúng ta càng lớn càng muốn rời xa khỏi vòng tay của ba mẹ, nhưng ba
    mẹ càng già lại càng muốn nương nhờ con cháu, chẳng phải vì mong được
    báo đáp, mà vì mắt không còn nhìn rõ, chân không còn đứng vững, tay cầm
    tô chén dễ rơi xuống đất nữa rồi…!
    Ta cứ nghĩ kiếm được nhiều tiền đã được gọi là báo hiếu, không ba mẹ
    nào có cần tiền, cái các cụ cần là không khí đầm ấm của gia đình, là tiếng
    cười đùa của con cháu, là tiếng xuýt xoa khen chén canh bà nấu, là vòng tay
    ôm lấy mỗi khi đêm về…..
    Báo hiếu thật ra không quá to tát, báo hiếu chính là đặt ba mẹ ở vị trí quan
    trọng trong lòng mình, luôn lắng nghe, chia sẻ và chăm sóc cho cảm xúc của
    họ..!
    Là phận con, ta hãy nhớ nằm lòng cho cả cuộc đời…!
    *Nước mắt chảy xuôi: Chỉ làm nguôi ký ức…!
    *Nước mắt chảy ngược: Mới thấm được niềm đau…!
    “Nỗi buồn là di sản của quá khứ…!
    Sự nuối tiếc là nỗi đau của ký ức…!”
    Ngước lên cao để thấy mình còn thấp.
    Nhìn xuống thấp để thấy mình chưa cao…!
    Con đã hiểu rồi Ba Mẹ ơi…!
    Thành Tâm

ĐỂ NGÀY SAU KHÔNG HỐI TIẾC


Cuộc đời mà, làm gì có đúng sai một cách tuyệt đối?
Đời sống này có những thứ không trân trọng thì sẽ mất đi, nhưng cũng
có những thứ mà bản thân rất muốn giữ gìn mà cũng không tài nào giữ được.
Bây giờ ta có thể là một điều gì đó rất đặc biệt trong lòng một ai đó, không
có nghĩa là ngày mai cũng vậy.
Hôm nay ta có tất cả nhưng không có nghĩa sau này cũng thế. Cuộc sống
này thay đổi chỉ trong một cái chớp mắt. Nhưng dù gì chăng nữa cũng nên
chọn cách sống tử tế. Chân thành và thật lòng chưa chắc sẽ có kết quả tốt,
nhưng chân thành và thật lòng thì sẽ không bao giờ phải hối tiếc về sau.
Chúng ta sống mục đích cuối cùng là không luyến tiếc ray rứt điều gì,
chứ không phải tích trữ thật nhiều rồi lo sợ cuộc đời sẽ lấy đi.
Làm người tốt cũng vậy, không phải để ai đó mang ơn hay mắc nợ mình.
Làm người tử tế chỉ́ cốt là không để lương tâm tự dày vò. Đừng nghĩ mình
đối xử tốt với một người, họ sẽ tử tế và mang ơn suốt đời với mình. Ta chọn
cách sống tử tế để tâm mình nhẹ nhõm, chứ không phải tốt bụng để trông
chờ vào phước lành từ người khác.
Cuộc đời mà làm gì có cái gọi là hoàn hảo.
Một mảnh trăng khuyết chưa tròn nhưng vẫn có cái đẹp của nó, phải
không? Vậy chỉ cần biết là sống sao để không nuối tiếc. Muốn như vậy trước
hết hãy sống trọn vẹn với thực tại, bớt tâm mong cầu. ”Quá khứ không truy
tìm, tương lai không ước vọng”.
Thực tại, dù không đẹp như lòng ta mong đợi , nhưng nếu lúc nào ta cũng
chối bỏ nó thì dẫu kiếp người có kéo dài cho đến mấy đi nữa…. cũng chỉ là
sống trong mộng ảo mà thôi!!
Tiếng Lòng
Dharamsala India 2017
Namo Buddhaya