Đức Phật nói:
“Dù là cha mẹ anh em, hay những người bạn rất thân từng vào sinh ra tử,
khi cái chết đến, không ai có thể đi chung với ai được, người nào cũng phải
đi đơn độc một mình”.
Thời gian sẽ làm phai mờ đi nhiều thứ, nhưng cũng chính thời gian sẽ
làm rõ được nhiều điều.
Người đời thường thấy vui khi hôm nay đi trước được người này, rồi
ngày mai lại thấy buồn khi phải đi sau người khác, hay hạnh phúc khi có ai
đó đi chung, đâu biết, cuối cùng, dù muốn hay không, ai cũng phải đi một
mình, đơn độc bước qua cánh cửa tử mà mình lại chưa chuẩn bị được điều
gì cho ngày ấy cả. Cả một đời buồn vui hoàn toàn phụ thuộc vào người.
Cuộc sống là những câu chuyện duyên sinh, tất cả đều phải tựa vào nhau
để sinh khởi và tồn tại, nhưng việc một người bắt bản thân phải phụ thuộc
vào nhiều thứ bên ngoài mới có thể bình yên lại là một câu chuyện khác, rất
khác.
Chỉ khi nào có thể bình yên một mình, không phụ thuộc vào những điều
bên ngoài, khi đó mới là bình yên thực sự, đó là giải thoát. Khi đó sẽ đủ bình
thản bước qua cánh cửa tử một mình, không phải hoang mang.
Ai biết cách tựa vào bản thân mình để bình yên, biết cách sống một mình
mà hạnh phúc, thì cũng sẽ biết cách bước qua cánh cửa tử một mình trong
bình yên.
Cuộc sống như một chuyến tàu, có đủ hạng người trên đó, có người bước
lên, có người bước xuống, có người còn ngồi lại, nhưng cuối cùng ai cũng
phải rời tàu, rồi về nhà một mình.
Không có gì tàn nhẫn bằng việc chúng ta bỏ rơi chính mình bằng cách bắt
bản thân phải phụ thuộc vào người khác để bình yên.
Núi mưa.
Người an.
Vô Thường.
Month: August 2021
TÔI HỎI THỜI GIAN …
Có người từng hỏi tôi: “Điều quan trọng nhất trên đời này là gì?”
Tôi chỉ vào chiếc đồng hồ trên tay và nói: “Thời gian”. Trên đời này, thời
gian chi phối hết thảy mọi thứ.
Nó là một thứ độc dược tàn phá dung nhan của bạn; nhưng cũng lại là
một liều thuốc giải độc có thể làm dịu đi những đau thương và thăng trầm
của lòng người.
Làm thế nào để phóng thích được ‘dược tính’ của nó, chúng ta hãy cùng
nhau đối thoại một chút với thời gian.
Tôi hỏi thời gian: “Làm thế nào để thoát khỏi quá khứ?”
Thời gian trả lời: “Tất cả các cuộc gặp gỡ chỉ là ‘nhất thời’ mà thôi”.
Có một câu chuyện trong dân gian từng nói rằng: “Nếu đánh rơi một chiếc
bình sành, bạn không cần phải nhặt nó lên.”
Một người đàn ông mang theo một chiếc bình sành bước đi trên sa mạc.
Chiếc bình chẳng may rơi xuống, nước trong bình rơi vãi chảy khắp mặt đất.
Nhưng anh ta không hề nao núng, vẫn tiếp tục bước đi về phía trước như
chẳng có chuyện gì xảy ra.
Có người hỏi: “Tại sao anh không nhặt chiếc bình lên?”
Người đàn ông nói: “Nước trong bình đằng nào cũng đã chảy hết rồi, nhặt
nó lên chỉ khiến làm tôi thêm nặng gánh. Thời gian không đợi người, điều
quan trọng là phải lên đường đi tiếp”.
Phiền não cũng giống như chiếc bình sành để lại bên đường kia. Nếu nhặt
nó lên, sẽ chỉ khiến chúng ta thêm gánh nặng. Buông bỏ quá khứ, mới có thể
giúp chúng ta tiến bước xa hơn.
Và thời gian sẽ giúp cuốn đi những rắc rối phiền não của chúng ta như tơ
nhện cuốn theo chiều gió.
Khi hạnh phúc đừng đắc ý tự mãn, khi đau khổ đừng bỏ cuộc buông lơi.
Trong quá khứ, cho dù bạn đã gặt hái được những gì, rồi cũng sẽ mất đi,
tất cả chỉ là “nhất thời” mà thôi! Buông quá khứ, và thời gian chính là thuốc
giải.
Tôi hỏi thời gian: “Một đời người dài ngắn bao lâu?”
Thời gian trả lời: “Chỉ có ba ngày mà thôi”.
Cuộc sống của một người chỉ kéo dài có ba ngày: hôm qua, hôm nay và
ngày mai.
Cho dù ngày hôm qua tốt như thế nào, nó sẽ trở thành quá khứ;
Dù hôm nay có tệ đến đâu, chúng ta vẫn cần trân trọng;
Và ngày mai, chúng ta phải luôn cố gắng.
Có một vị cố thủ tướng Anh quốc, ông thường có thói quen nán lại phía
sau để đóng cửa. Một người bạn thấy vậy bèn hỏi:
“Ngài có nhất thiết cần phải đóng những cánh cửa này không?”
“Tất nhiên là cần thiết”, vị thủ tướng nói với một nụ cười. “Tôi sẽ đóng
cửa suốt đời. Khi bạn đóng cửa, bạn sẽ bỏ lại mọi thứ ở phía sau. Bằng cách
đó, bạn có thể sống cho hiện tại”.
Thật vậy, không ai có thể sống mãi trong quá khứ, và cũng chẳng có ai
sống cho tương lai. Hiện tại chính là nơi duy nhất sở hữu cuộc sống này.
Bởi thời gian không bao giờ quay đầu lại, nên cuộc sống cũng không phải
hối tiếc.
Biết trân trọng hiện tại, thì thời gian chính là liều thuốc hạnh phúc. Nếm
trải vị ngọt của thời gian, bạn có thể tiến về phía trước và sống trọn những
tháng ngày tươi đẹp.
Tôi hỏi thời gian: “Sai lầm lớn nhất trong đời người là gì?”
Thời gian trả lời: “Là cố chấp và dễ dàng từ bỏ”.
Vào năm 2005, trong số các công ty Internet đang thịnh hành ở Trung
Quốc, Shanda phát triển thịnh vượng tựa như mặt trời giữa ban trưa. Tham
vọng của Chủ tịch Chen Tianqiao là sử dụng phương tiện truyền thông để
xây dựng một đế chế “giải trí gia đình”.
Nhưng mười mấy năm về trước, công nghệ còn non nớt, nội dung video
không đủ và trải nghiệm người dùng kém. Sản phẩm này đã kết thúc trong
thất bại.
Kể từ đó, Shanda cũng phải hứng chịu rất nhiều áp lực và dần dần biến
mất khỏi tầm nhìn của dân chúng.
Nhà đầu tư nổi tiếng Josh Harris nói: “Không đúng thời điểm, điều đúng
cũng hóa thành sai lầm”.
Một sự việc, dù nó tốt đến đâu, một khi không có kết quả, cũng không
cần phải lo lắng về nó nữa, bởi kéo dài chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi thân tâm.
Một người, dẫu có luyến tiếc, nếu không phù hợp, phải học cách buông
tay. Bởi kéo dài, chỉ khiến trái tim bạn tan vỡ. Một người biết yêu thương
bản thân sẽ không quá cố chấp, càng không biến thời gian quý giá thành độc
dược.
Tôi hỏi thời gian: “Điều đáng giá nhất trong đời người là gì?”
Thời gian trả lời: “Là còn tồn tại”.
Nhà văn nổi tiếng người Nhật Bản Nosaka Akiyuki từng nói: “Trân quý
ngày hôm nay, trân trọng hiện tại, ai biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì, cái
gì sẽ đến”.
Chỉ vỏn vẹn 22 từ, đã cho thấy nỗi mong manh của sự sống.
Nhân sinh tại thế, ngoại trừ sinh mệnh, còn lại hết thảy đều là chuyện nhỏ
nhặt.
Thật vậy, thời gian là vô cùng quý giá, chỉ cần người còn đang sống, còn
điều gì đáng để vui mừng hơn nữa đây?
Có một câu nói trong dân gian: “Con người sở dĩ thống khổ, là bởi theo
đuổi những sai lầm”.
Thời gian, làm cho ta hiểu được, tiền bạc tài phú cũng chỉ là vật ngoài
thân, danh vọng quyền thế bất quá cũng chỉ là một hồi mộng đẹp. Dù tiền
tài có nhiều đến đâu, một khi thời gian đã dùng hết, chỉ còn lại một cái danh,
rồi sẽ ngày một phai mờ và dần rơi vào quên lãng.
Thời gian, làm cho ta hiểu được, quá khứ dẫu đã qua, cũng không thể
quay về, tương lai có khó khăn đến đâu, vẫn phải ung dung tiếp bước. Đừng
vương vấn chuyện xưa, đừng ngủ lại ở quá khứ, thời gian không chờ đợi
người, hết thảy cần phải tiến về phía trước.
Thời gian, làm cho ta hiểu được, trân trọng mỗi người bên cạnh ta, trân
quý mỗi từng giây phút của cuộc sống. Đừng để lại nỗi hối tiếc trong đời!
Thời gian chính là một phương thuốc. Nó có thể tàn phá dung nhan của
bạn, nhưng cũng có thể làm dịu đi những đau thương và thăng trầm.
Hy vọng rằng bạn có thể nếm trải vị ngọt, cởi bỏ những phiền não đắng
cay, và phiêu du giữa những ngày tháng trong xanh êm ái.
Hòa An (biên dịch)
LỜI NÓI DO TÂM SINH
Lắng nghe lời Phật dạy. Lời nói chính là biểu hiện rõ rệt nhất của một
người có đức hay không, lời nói cần giữ thủ đức, có như vậy mới giữ được
phúc báo.
Tại sao chỉ mất 2 năm để học nói nhưng ta phải dành cả đời để học cách
im lặng?
Nói là một loại năng lực, im lặng là một loại trí tuệ. Mệnh của con người
có tốt hay không có thể nhìn cách người đó nói chuyện là có thể nhận biết.
Hàng ngày không nhất định đều phạm phải việc tổn đức, nhưng nói chuyện
thốt ra những điều khó nghe, làm tổn thương người khác thì đương nhiên
sẽ mất đi Phúc Báo.
Cuộc sống của những người hay dùng những lời lẽ sắc nhọn làm tổn
thương người khác thường là những người cô đơn, ít bạn bè.
Thực tế là không người Chồng nào muốn về nhà nếu có một cô Vợ thường
xuyên chì chiết, trách móc; không có đứa con nào hạnh phúc nếu có Cha Mẹ
không nói lời dịu dàng mà chỉ quát nạt, la mắng; không có người Bạn nào
hứng thú giao thiệp với người hay nói lời cay độc, bình phẩm ác ý…
Người có vận mệnh tốt là người ăn nói có chừng mực, mỗi lời nói đều thể
hiện là người có đạo đức, họ không dùng ngôn từ mạnh để phê phán, chê
bai người khác, không dài dòng nói từ chuyện nọ sang chuyện kia, không kể
công của bản thân mình sau khi đã giúp ai đó. Lời nói của họ luôn chân
thành, với tâm ý động viên, khích lệ người khác.
Biết rõ về một người, không cần nhất thiết phải tận nói, hãy lưu lại cho
người ta ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “Khẩu Đức” cho
mình.
Trách một người không cần phải tận trách, hãy lưu lại cho người ba phần
khoảng trống, đây cũng là lưu được chút độ lượng cho mình.
Có công không cần đòi hỏi tận cùng, hãy lưu lại cho người ba phần
khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhượng cho mình.
Đúng lý cũng không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng
trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho mình.
Tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng
trống, đây cũng là lưu chút đức khiêm hư cho mình.
Ngày tháng tích tụ, bao nhiêu Phúc Báo cũng từ cái miệng mà đi hết nếu
cứ thường xuyên gây Khẩu nghiệp.
Lời nói không hay sẽ làm tan vỡ mọi mối quan hệ, dù trước đó phải khó
khăn để xây đắp.
Cổ nhân nói: “Lời do tâm sinh”, một người có tâm tính như thế nào thì sẽ
nói ra những lời như thế.
Người có lòng bao dung lời nói ra sẽ nhẹ nhàng hòa ái, người trong tâm
đầy oán hận, lời nói ra sẽ hung hăng, cay nghiệt.
Người khiêm nhường lời nói ra sẽ chừng mực nhã nhặn.
Người tự cao lời nói thường khoa trương phách lối.
Cách nói chuyện ảnh hưởng xấu đến vận mệnh
- Đừng bao giờ nói nhiều về tính xấu của người khác, vì những điều đó
không ảnh hưởng đến kinh tế nhà Bạn và vì Bạn chưa chắc đã tốt hơn họ
nhiều. - Đừng bao giờ bình xét về gia cảnh của ai đó, vì sự giàu nghèo của họ
không liên quan gì đến Bạn. - Đừng bao giờ có lời nói làm tổn thương người khác, vì luật nhân quả
luôn tồn tại dù Bạn có tin hay không. - Đừng tùy tiện nổi giận với người khác, không phải họ đang nợ Bạn mà
có lẽ chính là Bạn đang nợ họ và giờ đến lúc Bạn phải trả cái nợ đó. - Đừng bàn luận nhiều về cách hành xử của người khác, vì có thể họ
chính là chiếc gương của Bạn, nhờ tấm gương đó mà Bạn nhận ra những
thiếu sót của bản thân. - Đừng bình phẩm xấu về ai đó, vì có thể người nào đó cũng đang nói về
Bạn với một điều tốt đẹp. - Đừng giải thích nhiều về một sự việc nào đó, vì có thể càng giải thích
thì vấn đề lại càng trở nên rắc rối hơn.
Bệnh từ cái miệng, họa cũng từ cái miệng
Theo kinh sách nhà Phật, con người ta có vận mệnh tốt và giàu có ở Kiếp
này là vì người đó đã tích được nhiều Đức ở các kiếp sống trước.
Tích đức thường được hiểu là cần phải làm được việc gì đó tốt, giúp đỡ
được ai đó. Tuy nhiên, không hề đơn giản khi làm được việc gì đó tốt cho ai
đó. Bạn có thể phải mất rất nhiều công sức, tiền của khi giúp ai đó, tuy nhiên
cũng không hề chắc chắn rằng những nỗ lực mà Bạn bỏ ra hoàn toàn đem
lại kết quả tốt đẹp.
Trong cuộc đời của mỗi người, không phải ai cũng sẵn lòng làm việc gì
tốt cho người khác nhưng họ lại rất dễ nói những lời khó nghe với những
người xung quanh. Chính những lời nói khó nghe đó khiến cuộc sống của
họ không hề bằng phẳng, mà trái lại, không biết chừng lại gập ghềnh chông
gai.
Cổ nhân ta có dạy:
Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất
Nghĩa là: bệnh từ cái miệng, họa cũng từ cái miệng. Của cải dù to lớn như
núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết, Phúc Đức dù cực khổ gieo tạo
nhiều đời, nhưng do cái Miệng tạo Nghiệp, nói lời ác ý với người khác thì
lại khiến Đức đó tiêu tan đi mất.
Có người thắc mắc sao mình làm ơn mà lại bị mắc oán, họ không biết rằng
cũng có thể do chính cái miệng của họ thường hay kể công, mắng mỏ, áp đặt
người khác.
CÂU CHUYỆN CẬU BÉ BÁN ÁO
Có một cậu bé mới 13 tuổi, một hôm cha cậu đưa cho cậu một chiếc áo cũ
rồi hỏi:
- Con nghĩ chiếc áo này đáng giá bao nhiêu tiền?
- Khoảng 1 đô-la”, cậu bé trả lời.
- Con có thể bán nó với giá 2 đô-la không?
Cha cậu bé vừa hỏi vừa đưa mắt nhìn cậu bé. - Thưa cha, con nghĩ chỉ có kẻ ngốc mới mua chiếc áo này”, cậu bé trả lời.
Người cha nhìn con với ánh mắt khích lệ: - Sao con không thử xem? Con biết không? Gia đình mình đang gặp khó
khăn, nếu con bán được chiếc áo này, nó có thể giúp được chúng ta rất nhiều.
Sau khi nghe cha mình nói vậy, cậu bé gật đầu đồng ý: - Con sẽ thử xem, nhưng không chắc là có thể bán được.
Cậu bé đem chiếc áo đi giặt rất cẩn thận, vì không có bàn ủi để ủi áo cho
thẳng thớm, cậu dùng bản chải để giặt chiếc áo, sau đó phơi khô trên một
miếng gỗ phẳng trong bóng râm. Sáng ngày hôm sau, cậu bé đem chiếc áo
đến một ga tàu điện đông người qua lại.
Sau 6 tiếng đồng hồ không ngừng chào mời, cuối cùng cậu bé cũng bán
được chiếc áo với giá 2 đô-la. Cậu vội vàng cầm số tiền bán được chạy một
mạch về nhà đưa cho cha.
Sau đó, mỗi ngày cậu đều đi tìm xin quần áo cũ mang về nhà giặt sạch
đem đi bán.
Một hôm cha cậu bé lại đưa cho cậu một chiếc áo cũ khác: - Con có thể bán chiếc áo này với 20 đô-la không?
- Cha ơi, làm sao có thể bán được cơ chứ? Một chiếc áo cũ làm gì có giá trị
cao như vậy được, cùng lắm là 2 đô-la. - Sao con không thử nghĩ cách xem, nhất định là có cách. Cha cậu bé khích
lệ.
Cuối cùng cậu bé nghĩ ra một cách, cậu nhờ anh họ của mình, một người
rất đam mê hội hoạ và vẽ rất đẹp, vẽ cho cậu một con chim đại bàng và một
chú chuột nhắt đáng yêu lên chiếc áo. Sau đó cậu chọn một ngôi trường học,
nơi có nhiều thiếu gia con nhà giàu theo học ở đó, cậu đứng ở cổng trường
chào mời người mua. Vừa mới chào mời một lúc liền có một người quản gia
cùng thiếu gia của mình đến mua chiếc áo. Cậu thiếu gia đó đã vô cùng thích
thú khi có được chiếc áo liền bo thêm cho cậu 5 đô-la, tổng cộng cậu bán
được chiếc áo 25 đô-la.
Đây là một số tiền khá lớn đối với gia đình cậu, số tiền này có thể tương
ứng với gần một tháng lương của cha cậu khi ấy.
Sau khi về nhà, cha cậu lại đưa cho cậu một chiếc áo khác và nói: - Con có thể bán chiếc áo này với giá 200 đô-la được không? Cha cậu nhìn
cậu với một ánh mắt đầy tin tưởng. Lúc này, cậu bé không hề do dự, cậu đón
nhận chiếc áo bằng cả hai tay mình, bắt đầu suy nghĩ…
Hai tháng sau, cuối cùng thì cơ hội cũng đã đến. Hôm đó, nữ diễn viên
chính của bộ phim đang nổi tiếng “Những Thiên Thần của Charlie” đến
thành phố cậu bé để quảng bá phần tiếp theo của bộ phim. Sau khi buổi họp
với ký giả kết thúc, cậu bé mạnh dạn chen lên phía trước, chạy đến bên cạnh
nữ diễn viên Farrah Fawcett – Majors, đưa chiếc áo cũ ra rồi xin cô ký tên lên
đó. Farrah Fawcett – Majors thấy vậy ngẩn người ra một lúc nhưng rồi vẫn
vui vẻ tươi cười ký lên chiếc áo, không ai có thể nỡ từ chối một cậu bé dễ
thương với ánh mắt hồn nhiên trong sáng như vậy.
Sau khi ký xong, cậu bé hỏi cô: - Cháu có thể bán chiếc áo này được không ạ?
- Đương nhiên là có thể được rồi, đây là áo của cháu, cháu có thể bán nó
nếu cháu muốn.
Cậu bé đứng trên bục hô to một tiếng: - Đây là chiếc áo do đích thân nữ diễn viên xinh đẹp Farrah Fawcett –
Majors ký tên, giá nó là 200 đô-la.
Sau khi qua cuộc đấu giá, cuối cùng chiếc áo đã bán được với số tiền
không tưởng, 1200 đô-la.
Về đến nhà, cậu thấy cha mình cùng một người khác đang ở nhà.
Cha cậu bé cảm động mà ôm cậu vào lòng, hôn lên trán cậu: - Cha vốn dĩ dự tính, nếu con không bán được, cha sẽ nhờ người mua nó
lại, thật không ngờ con lại giỏi đến thế! Con thực sự rất giỏi…
Buổi tối hôm đó hai cha con cậu bé đã ngồi nói chuyện với nhau rất lâu.
Cha cậu hỏi: - Con trai, từ sự việc của 3 chiếc áo này, con có hiểu được ra điều gì không?
- Con hiểu rồi, cha đã khích lệ con”. Cậu bé cảm động nhìn cha rồi nói
tiếp: - Chỉ cần chúng ta động não suy nghĩ, không việc gì là không thể làm
được, việc khó đến đâu cũng có cách giải quyết của nó”.
Cha cậu bé gật đầu đồng ý, nhưng rồi lại lắc đầu nói: - Con nói cũng rất đúng nhưng đó không phải là ý định ban đầu của cha.
- Cha chỉ muốn nói với con rằng, một chiếc áo cũ chỉ đáng giá 1 đô-la vẫn
có cách để tăng giá trị của mình, còn chúng ta cớ sao phải bi quan với cuộc
sống này đúng không con? Con thấy không, một chiếc áo 1 đô-la cũng có thể
làm nên điều kỳ diệu”. - Đúng vậy, một chiếc áo cũ còn có thể tự làm cho mình cao quý hơn, vậy
chúng ta còn có lý do gì mà không yêu cuộc sống của chính mình hơn cơ
chứ!”
20 năm sau danh tiếng của cậu bé đó đã lan toả khắp thế giới, qua từng
ngóc ngách các con phố nhỏ, mọi người vẫn thường nhắc tới cậu. Cậu bé đó
chính là Michael Jordan, một tỷ phú giàu có, là chủ tịch hội đồng quản trị,
cổ đông lớn nhất của tập đoàn Charlotte Hornets.
Cuộc sống vốn không hoàn hảo và chúng ta có thể sống trong một hoàn
cảnh khốn khó, bất lợi. Nhưng, hoàn cảnh chỉ là phép thử để mỗi người thể
hiện giá trị của mình.
Sưu tầm
CHUYỆN CỦA NGƯỜI GIÀ NHƯNG DÀNH CHO CÁC BẠN CHƯA GIÀ
Ngày mai, tôi phải đi viện dưỡng lão…
Không phải bất đắc dĩ thì tôi cũng không muốn đi viện dưỡng lão đâu.
Nhưng mà từ khi sinh hoạt hàng ngày không còn có thể tự xoay xở, mà con
gái vừa làm việc bận rộn vừa phải chăm sóc cháu trai, không rảnh để quan
tâm mình, đây dường như là sự lựa chọn duy nhất đối với tôi.
Điều kiện sống ở viện dưỡng lão không tệ: Một mình một gian phòng sạch
sẽ, được lắp các đồ điện đơn giản thực dụng, đầy đủ các loại phương tiện
giải trí; đồ ăn cũng ngon miệng; phục vụ rất chu đáo, bày trí xung quanh
cũng rất đẹp.
Tuy nhiên giá cả đắt đỏ, tiền hưu của tôi nhất định không đủ trả. Nhưng
tôi còn có nhà riêng của mình, đem bán nó đi, tiền cũng không còn là vấn đề
nữa. Nhưng tài sản còn lại, trong tương lai tôi muốn để dành cho con cái.
Con cái lại rất hiểu chuyện, chúng nói: “Tài sản của mẹ thì mẹ tùy ý sử dụng,
không cần lo cho bọn con”. Số tiền còn lại đúng là tôi muốn chuẩn bị để vào
viện dưỡng lão.
Sống trong nhà, kim chỉ cái gì cũng không thiếu, rương hòm, ngăn tủ,
ngăn kéo đều đầy ắp các loại đồ dùng. Quần áo bốn mùa, đồ dùng bốn mùa,
chồng chất như núi; tôi thích sưu tầm, tem sưu tầm đã thành từng chồng
lớn, ấm tử sa cũng đã hơn mười cái. Còn có rất nhiều vật linh tinh cất giấu,
nào là ngọc bích, hạt óc chó, vật trang sức. Đặc biệt là sách, cả một mặt
tường là giá sách, chật kín đầy ắp; rượu ngon thì Mao Đài, Ngũ Lương, rượu
Tây cũng phải mấy bình.
Còn có nguyên bộ đồ điện gia dụng, dụng cụ nấu nướng, nồi niêu xoong
chảo, củi gạo dầu muối, đủ loại đồ gia vị, nhét chật đầy phòng bếp; còn hơn
chục cuốn album ảnh, nhìn một phòng tràn đầy đồ vật, tôi cũng thấy phát
rầu !
Viện dưỡng lão chỉ có một gian phòng, một cái tủ, một cái bàn, một
giường, một ghế sô pha, một tủ lạnh, một máy giặt, một TV, một bếp điện
từ, một lò vi ba, căn bản không có chỗ để lưu giữ của cải mà mình tích lũy.
Trong chớp mắt, tôi đột nhiên cảm giác được, những của cải này đều là
dư thừa, chúng cũng không thuộc về mình…
Tôi chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, chúng trên
thực tế chỉ thuộc về thế giới này, những sinh mệnh lần lượt lướt qua ta, cũng
chỉ là quần chúng.
Cố Cung là của ai, hoàng đế cho rằng là của trẫm đấy, nhưng bây giờ nó
là của nhân dân, của xã hội, chỉ có thể trở thành lịch sử.
Tôi bỗng nhiên hiểu ra: Tại sao Bill Gates muốn đem cho toàn bộ tài sản
của mình; tại sao Jack Ma tuyên bố muốn tặng toàn bộ đồ cất giữ cho viện
bảo tàng? Đó là bởi vì bọn họ hiểu rồi: Tất cả vốn dĩ không phải của họ !
Bọn họ chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, sinh không
mang theo, chết không mang đi, chi bằng tích đức làm việc thiện lưu lại phúc
cho con cháu. Đó mới thật là sáng suốt!
Một phòng đồ đạc của tôi, thật muốn đem hiến tặng, nhưng lại không nỡ.
Phải xử lý chúng trở thành một vấn đề khó khăn, con cháu lại chẳng dùng
được bao nhiêu.
Tôi có thể tưởng tượng, lúc cháu mình đối mặt với những bảo bối tôi khổ
tâm tích lũy thì sẽ đối xử thế nào: Quần áo chăn đệm toàn bộ đều vứt đi;
hơn chục cuốn album quý báu bị đốt bỏ; sách bị coi như phế phẩm bán đi;
đồ cất giữ không có hứng thú sẽ bị dọn sạch; đồ gỗ lim trong nhà không
dùng, cũng sẽ đem bán giá rẻ. Giống như phần cuối Hồng Lâu Mộng: “Chỉ
còn lại trắng xóa một mảnh, thật sạch sẽ !”
Tôi quay lại nhìn đống quần áo như núi, chỉ lấy vài bộ thích mặc; đồ dùng
phòng bếp chỉ chừa lại một bộ nồi niêu chén bát. Sách chọn lấy vài cuốn
đáng đọc; ấm tử sa chọn lại một cái để uống trà. Mang theo chứng minh thư,
giấy chứng nhận người già, thẻ y tế, hộ khẩu, đương nhiên còn có thẻ ngân
hàng, vậy là đủ rồi!
Đây chính là toàn bộ gia sản của tôi ! Tôi đi rồi, từ biệt hàng xóm, đem trả
ngôi nhà này lại cho thế giới này !
Đúng vậy, đời người chỉ có thể ngủ một giường, ở một gian phòng, dù
nhiều hơn nữa đều là để nhìn chơi. Nhân sinh trên đời, quả thật không cần
quá nhiều, đừng quá coi trọng vật chất, bởi vì tất cả cuối cùng đều phải trả
lại cho thế giới này ! Chi bằng xem nhiều sách, ở bên cạnh người thân, yêu
mến bạn bè bên cạnh, làm cho thế giới này bởi vì có tấm lòng yêu thương
của bạn mà trở nên càng tốt đẹp.
Tuệ Tâm
MỖI NGÀY LÀ MỘT ĐẶC ÂN
Cái chết là điều không thể tránh vì nhân của nó không phải là bệnh tật
hay tai nạn. Nhân của nó là sinh. Chúng ta thường nghĩ, thí dụ, rằng ung
thư là nguyên nhân làm người ta tử vong. Nhưng đó chỉ là nhân giúp làm
chín cái quả cuối cùng của sinh: là tử.
Kisa Gotami là một phụ nữ trẻ sống vào thời Đức Phật tại thế. Ngày kia,
đứa con một của cô chết. Cô đau đớn cùng cực vì sự việc này đến nỗi cô bắt
đầu hủy hoại thân mình. Thấy thế, có người đã khuyên cô đến gặp Đức Phật.
Với niềm hy vọng, mong đợi lớn lao, cô đến xin Đức Phật làm phép cho con
cô sống lại.
Đức Phật không từ chối hay chấp nhận lời thỉnh cầu. Ngài chỉ nói:
“Trước khi Ta có thể giúp, con phải mang đến cho ta những hạt giống cải
trắng từ một gia đình chưa bao giờ có người chết”.
Kisa Gotami rất vui mừng. Cô đi từ nhà này sang nhà khác, từ thành phố
này sang thành phố khác, và hỏi tất cả mọi gia đình, “Có ai trong gia đình
bạn đã chết không?”
Và tất cả mọi gia đình đều trả lời có. Vì thế Kisa Gomati trở về và báo với
Đức Phật rằng cô không thể tìm ra được gia đình nào không có người chết
như Đức Phật yêu cầu.
Ngay lúc đó, trước mặt Đức Phật, cô bỗng nhận thức rằng cái chết là lẽ
thật của cuộc sống – và cô đã trở nên giác ngộ; cô đã trở thành một A-la-hán,
người đã nhìn thấy chân lý.
I. CÁI CHẾT LÀ KHÔNG THỂ TRÁNH
Chết là đề tài mà nhiều người – nhất là ở phương Tây, nhưng ở phương
Đông cũng thế – tránh nói đến. Ai cũng xem cái chết là tiêu cực, không phải
là cái chúng ta mong muốn, nên ta không muốn bị nhắc nhở về nó. Nhưng
có tránh né cũng không ích lợi.
Thực ra, chúng ta sẽ đau đớn, khổ sở hơn khi không chuẩn bị cho cái chết
- không chỉ ở giây phút cận kề cái chết, mà còn ngay bây giờ, khi ta chưa
chết. Nếu ta không nghĩ nhớ đến sự thật về cái chết, chất lượng cuộc sống
của ta trở nên tồi tệ hơn.
Chúng ta biết một trong những sự thật về cái chết là nó không thể tránh.
Nhưng chúng ta luôn nghĩ: “Đúng, không thể tránh nó, nhưng tôi còn thì
giờ mà, vì tôi còn khỏe, vì tôi còn trẻ”.
Đó là những lời phản biện ta luôn dùng, nhưng chúng giống như đồ che
mắt. Thực ra, tuổi tác và bệnh tật không liên quan gì với cái chết.
Có câu nói rằng, trong thời gian chờ một người bệnh chết, nhiều người
khỏe mạnh đã chết trước rồi.
II. HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CUỐI ĐỜI
Chúng ta cần phải hiểu rằng cuộc sống có hạn định. Có bắt đầu, và có tận
cùng. Không có gì hơn thế nữa.
Đúng ra cuộc sống của ta ngắn dần đi trong từng khoảng khắc – không
phải đo lường bằng năm tháng, mà bằng phút giây. Và không kể là ta có ý
thức về điều đó hay không, nó vẫn cứ ngắn đi. Mỗi giây phút, mỗi hơi thở.
Ngay cả lúc ta ngủ. Ngay cả khi ta đang làm việc thiện.
Nói chung, Phật giáo khuyên ta phải ý thức đến cái chết. Chúng ta không
nên ngồi đó chờ chết. Không nên trì hoãn hoặc nghĩ rằng ta còn nhiều thời
gian. Cái chết là không tránh khỏi, vậy hãy mang nó ra trước mặt ta và quán
sát nó. Làm thế có thể chuyển hóa cuộc sống của ta.
Dầu không có cái chết, chúng ta cũng có lắm khổ đau. Trong cuộc sống
hàng ngày, chúng ta bị người khác làm tổn thương. Chúng ta sợ đánh mất
cái gì đó. Sợ không có được cái ta muốn. Ta tranh giành với người khác vì
những thứ này.
Khi hành động như thế, trong tâm ta có một sự giả định căn bản rằng ta
sẽ sống rất lâu. Đó là lý do tại sao ta thấy những thứ này là quan trọng. Thực
ra khi làm thế, ta tạo thêm căng thẳng, đem lại nhiều khổ đau hơn, và ta
đánh mất sự an bình nội tâm.
III. MỘT CÁI CHẾT LÝ TƯỞNG
Nhưng nếu ta có thể quán niệm về chân lý vô thường – của cái chết và sự
không chắc chắn về thời điểm ra đi của ta – thì mọi thứ khác trong đời đều
trở nên không đáng kể. Cảm nhận này sẽ xảy ra một cách tự nhiên và đột
nhiên. Nếu ta có thể nghĩ đến sự thật này của cái chết, trong khi đang trải
qua những chấn động tình cảm, ta có thể nhận thấy rằng chúng không quan
trọng. Vì không kể là chúng ta đã vất vả thế nào để có được và nắm giữ cái
gì đó, chúng ta sẽ vẫn mất nó.
Chân lý này sẽ thay đổi quan điểm của ta và mang lại cho ta nhiều hạnh
phúc hơn. Nó giúp chúng ta biết ơn cuộc sống mà mình đang có trước mặt –
từng khoảnh khắc. Nó giúp ta hiểu rằng được sống mỗi ngày là một đặc ân.
NỖI ĐAU CHIA BỚT NỬA, HẠNH PHÚC LẠI NHÂN ĐÔI
Trong một bệnh viện nọ có hai bệnh nhân ốm nặng được xếp chung một
phòng. Người đàn ông trên chiếc giường ở sát khung cửa sổ duy nhất của
căn phòng được phép ngồi dậy 1 giờ đồng hồ mỗi ngày. Người bệnh thứ hai
ở gần đấy phải nằm hoàn toàn. Họ thường nói chuyện với nhau, kể cho nhau
nghe chuyện vợ con, gia đình, nghề nghiệp và những khó khăn trong cuộc
sống…
Mỗi buổi chiều, khi người đàn ông ở chiếc giường gần cửa sổ được phép
ngồi dậy, anh ấy ngồi đó, mắt hướng ra ngoài cửa sổ và kể cho người bạn
cùng phòng về cuộc sống đang diễn ra bên ngoài ô cửa nhỏ. Người này kể,
người kia nhắm mắt tưởng tượng. Cứ thế họ cùng tìm thấy niềm vui nho
nhỏ mỗi ngày.
Đó cũng là khoảng thời gian hạnh phúc mà người đàn ông ở chiếc giường
bên kia được hưởng, thế giới được mở ra sống động với anh:
“Ô cửa sổ nhìn ra một công viên bên một dòng sông thơ mộng. Nơi có
những chú vịt, chú thiên nga đang nhẹ nhàng lướt mình trên mặt nước, nơi
có những em bé đang nô đùa rộn rã tiếng cười, nơi mà các cặp tình nhân tay
trong tay, ngập tràn hạnh phúc. Ở nơi đó, muôn hoa rực rỡ sắc màu và còn
thấy được cả đường chân trời ửng đỏ trước cảnh hoàng hôn…”
Ngày lại ngày qua đi. Một buổi sáng, y tá mang nước rửa mặt đến cho hai
bệnh nhân. Và thật buồn… cô phát hiện ra người đàn ông trên chiếc giường
gần cửa sổ đã chết. Anh ra đi, một cách nhẹ nhàng và bình yên trong giấc
ngủ của mình. Vô cùng đau buồn, cô gọi nhân viên bệnh viện đến mang xác
anh đi. Một không khí nặng nề bao trùm căn phòng.
Sau đó, người đàn ông còn lại ngỏ ý muốn được lại gần cửa sổ. Cô y tá
kéo chiếc giường của anh sát lại bên cửa sổ. Sau khi chắc chắn anh đã thoải
mái, cô để anh lại một mình.
Một cách chậm chạp và khó khăn, anh tự mình di chuyển bằng khuỷu
tay, đến sát bên cửa sổ, nhướn người để nhìn ra bên ngoài.
Nhưng thật bất ngờ! Tất cả những gì mà anh có thể nhìn được qua ô cửa
sổ chỉ là một bức tường trống trơn!
Khi y tá quay lại, anh hỏi thăm cô về người bạn cùng phòng, người vẫn
hằng ngày mở ra một thế giới tươi đẹp và nên thơ cho anh ta qua những lời
kể.
Người ấy mới hỏi cô y tá là điều gì đã thúc ép người bạn quá cố, khiến
anh ấy mô tả những điều tuyệt vời như thế ở bên ngoài cửa sổ.
Cô y tá trả lời rằng: Anh ấy bị mù, nên thậm chí chẳng thấy được bức
tường.
Cô bảo, ‘Có thể anh ta muốn khích lệ anh đó thôi.’
Nỗi đau buồn được chia sẻ là đã bớt được nửa phiền sầu, nhưng hạnh
phúc khi được sẻ chia, lại tăng gấp đôi.
Vậy thì, bạn ơi, hãy đừng chỉ nhìn cuộc sống bằng đôi mắt, mà hãy dùng
trái tim yêu thương của bạn. Bởi vì chỉ có tình yêu thương mới đem lại những
điều kỳ diệu cho cuộc sống. Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói,
đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại
cho họ.