Khác biệt cảnh giới giữa người Thông Minh và bậc Trí Huệ.
Thông minh là năng lực của con người, còn trí huệ là cảnh giới của tâm
hồn. Người thông minh tâm nặng chuyện được mất; người trí huệ có thể
xem nhẹ, xả bỏ.
Người thông minh không dễ để mình bị thiệt; người có thể chịu thiệt là
người trí huệ.
Người thông minh biết bản thân làm được gì, còn người trí huệ biết bản
thân không làm được điều gì.
Người thông minh biết nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ để “ra tay”, còn
người trí huệ biết khi nào nên buông tay. Bởi thế cầm lên được là thông
minh, còn bỏ xuống được là trí huệ.
Người thông minh biết thể hiện thế mạnh của mình, bộc lộ hết tài năng,
còn người trí huệ khiêm nhường, không bộc lộ tài năng, thậm chí vẻ ngoài
biểu hiện ra giống như một người khờ khạo.
Người thông minh muốn thay đổi người để người khác làm theo ý mình,
còn người trí huệ thường thuận theo tự nhiên.
Thông minh có được nhiều tri thức hơn, còn trí huệ khiến người ta có văn
hóa. Người tri thức càng nhiều thì càng thông minh, còn văn hóa càng nhiều
thì càng trí huệ.
Thông minh dựa vào tai và mắt, ‘tai thính mắt tinh’, còn trí huệ phụ thuộc
vào tâm hồn, tức “tuệ do tâm sinh”.
Thông minh có thể đem đến tiền tài và quyền lực; trí huệ có thể đem đến
niềm vui.
Người thông minh dễ thành công; người trí huệ sớm viên mãn.
Thông minh là bản tính trời sinh, còn trí huệ do tu dưỡng mà thành.
Vì thế, nếu cầu tài thì chỉ cần thông minh là đủ, còn nếu muốn thoát khỏi
phiền muộn thì cần có trí huệ.
SƯU TẦM
Month: February 2023
ĐỢI KHI CHẾT RỒI MỚI THƯƠNG…
Thế giới kỳ lạ.!
” Khi bạn mất đi, cả thế giới đột nhiên yêu bạn.”
Con người là những “vật thể” kỳ lạ với “cái tôi” cũng kỳ lạ không kém.
Chúng ta sống cùng nhau, không ngừng chỉ trích nhau, không ngừng lợi
dụng nhau, không ngừng nói xấu nhau, không ngừng hiểu lầm nhau, thậm
chí không ngừng chán ghét nhau… cho đến khi một trong chúng ta “bị
thương” hoặc “chết”. Sự đồng cảm cũng là bản năng chăng? Khi ấy chúng ta
lại cùng nhau thương cảm, cùng nhau xót xa, cùng nhau tin tưởng, cùng
nhau thứ tha và yêu quý một “cái xác”. Bởi chúng ta luôn tin “tử là tận, chết
là hết”, chúng ta ” không cần” và “không thèm” so đo với người đã chết. Nên
chúng ta tử tế với một cái thây !
Chỉ cần như vậy là thoát khỏi cảm giác ăn năn, tội lỗi nhỉ? Giống như việc
khi người thân còn sống, cả năm chúng ta chẳng mua nổi cái áo nào cho họ,
chẳng ăn cùng họ bữa cơm. Nhưng khi họ chết đi, chúng ta không tiếc tiền
mua vàng mã to nhất, hiện đại nhất, nhiều nhất để đốt khói um một góc nhà.
Chúng ta sợ họ thiếu thốn. Rồi tự nhiên chúng ta nhớ đến ngày còn sống họ
thích ăn cái nọ cái kia, thế là mua về cúng như một sự bù đắp.
Buồn cười không?
Họ thiếu thốn từ khi họ chưa chết kìa. Thiếu thốn không chỉ vật chất, mà
thiếu thốn cả tình thân, tình thương, cái gì cũng thiếu. Sống mà thiếu vậy
còn chẳng cần, chết rồi ai còn cần thứ bù đắp giả dối tượng trưng ấy nữa.
Người chết không cần yêu. Người chết không cần thương. Người chết
càng không cần bao dung, săn đón. Chỉ còn những người đang sống chúng
ta. Ngày ngày gặp nhau, ngày ngày bên nhau, ngày ngày cùng nhau làm
việc, cùng nhau hít thở, cùng nhau nói chuyện…cần biết bao nhiêu…
Now, mình muốn xin lỗi thật nhiều.
Xin lỗi những người mình đã tổn thương
Xin lỗi những người mình đã lừa dối
Xin lỗi những người mình đã quát mắng
Xin lỗi những người mình đã vô tâm vô phế hợt hời.
Xin lỗi những người yêu mình và cả những người mình yêu.
Xin lỗi cho cả những điều đã qua và những điều chưa tới.
Bởi vì, cuộc đời thì dài rộng thế mà tâm mình lại nhỏ bé thế. Chẳng tránh
được ích kỷ, chẳng tránh khỏi sai lầm, chẳng tránh hết những giây phút chán
ghét lẫn nhau. Chẳng tránh hết vô số những thứ không vừa lòng.
Vốn dĩ, chúng ta cho rằng mình chẳng nợ ai, có chăng nợ chính mình
những bài học. Cho nên không cần lấy lòng ai. Mình nghĩ thế, và mình sống
thế. Nhưng xét cho cùng, mình sợ mình sẽ yêu người chết, cũng sợ sau khi
mình chết người khác mới yêu mình.
Vậy nên, thật lòng xin lỗi!!!
Chúng ta, yêu và thương nhau ngay tại thời điểm này, được không?
Tỉnh Thức
NHÂN SINH 5 ĐIỀU KHÔNG THỂ CHỜ ĐỢI…
Nghèo khó không thể đợi, bởi vì thời gian lâu rồi, bạn sẽ chết vì đói.
Khỏe mạnh không thể đợi, bởi vì thân thể một khi suy kiệt rồi, hết thảy
mọi thứ đều vô nghĩa.
Giáo dục không thể đợi, bởi vì cây non mà xiêu vẹo, thì khi trưởng thành
rất khó để uốn nắn.
Hiếu kính không thể đợi, bởi vì cha mẹ mất rồi, muốn hiếu kính cũng
chẳng còn cơ hội.
Thanh xuân không thể đợi, bởi thời gian trôi qua, có nhiều tiền nữa cũng
không mua lại được.
Cuộc sống luôn ẩn chứa những điều bất ngờ mà bạn khó có thể lường
trước. Đời người như bóng câu qua cửa sổ, chỉ thoáng chốc thôi là sinh mệnh
đã trở về với đất. Cuộc sống này ngắn ngủi là vậy! Cho nên, cần tận dụng
thời gian, làm những việc có ý nghĩa mới là quan trọng nhất. Quý trọng
duyên phận, quý trọng thời gian, chính là quý trọng tính mạng của chính
mình… để ngày sau không nuối tiếc.
Con đường dưới chân, nụ cười trên môi. Đường thuận hay không, chỉ
chân biết; cười vui hay buồn, chỉ lòng hiểu.
Rất nhiều khi phía sau một nụ cười là những giọt nước mắt; Có nhiều lúc
cho đi, là muốn sống với tình thương.
Mỗi chúng ta chỉ có một cuộc đời, mỗi cá nhân có những trải nghiệm khác
nhau. Bất luận cuộc sống của bạn giàu hay nghèo, tình cảm của bạn vừa ý
hay không, đều nên làm tốt nghĩa vụ của mình và trân trọng lấy những
người bên cạnh.
Một mối quan hệ dài lâu là nhờ cả hai cùng xây đắp, một tình bạn chân
thành bởi đôi bên biết cảm thông.
Đừng cho rằng phía xa kia còn nhiều quang cảnh tươi đẹp mà thờ ơ với
những điều trước mắt. Một số tình cảm khi qua rồi không thể nào trở lại,
một vài người khi quay lưng thì rất khó tìm về.
Trân trọng mỗi phút giây được sống, trân trọng mỗi một tấm chân tình,
trân trọng lấy những gì mình đang có… để tránh những tiếc nuối muộn
màng!
- SƯU TẦM –
LẮNG NGHE CƠN GIẬN DỮ
Khi giận dữ bạn muốn trấn áp nó bằng đức trầm tĩnh hay hỷ xả (lý tưởng
đạo đức), và bạn cố gắng để khắc phục, dồn nén cơn giận dữ.
Bạn thấy không thành công, đó là lẽ dĩ nhiên. Một khuynh hướng nội tâm
khi đã hiện hành bị dồn nén sẽ ở trong thế ẩn ức và chờ dịp trỗi dậy qua ngỏ
ngách khác nguy hiểm hơn.
Càng dồn nén, càng tạo mâu thuẫn nội tâm. Mâu thuẫn càng gia tăng
càng đưa đến thần kinh căng thẳng và suy nhược. Trong trường hợp này
làm sao bạn chuyển yếu tố đạo đức qua giác ngộ?
Trước hết bạn hãy để qua một bên ý định khắc phục giận dữ. Bạn hãy âm
thầm lắng nghe cơn giận dữ đó xem nó phát sinh thế nào và bình thản theo
dõi nó cho đến khi lắng dịu và biến mất. Thấy được cơn giận dữ từ khi nó
phát sinh cho đến khi nó chấm dứt có nghĩa là tỉnh giác trước một sự kiện
nội tâm và đó chính là tự giác như Đức Phật đã dạy.
Càng lặng lẽ khách quan lắng nghe cơn giận dữ đó bao nhiêu càng giác
ngộ nó rõ ràng bấy nhiêu. Khi bạn lắng nghe sự sinh, diệt của cơn giận dữ
một cách chăm chú không xao lãng bạn sẽ hiểu được nó và thấy nó biến mất
một cách vô cùng mau chóng. Lúc đó mặc dù bạn đang giận dữ bạn vẫn
thanh tịnh trong hai thời: thanh tịnh lắng nghe cơn giận và thanh tịnh khi
cơn giận biến mất.
Như vậy, dù bạn không cố gắng dồn nén, khắc phục cơn giận để được
trầm tĩnh thế mà cơn giận dữ vẫn biến mất trong sự tỉnh giác của bạn. Nhưng
điều quan trọng không phải là nó có biến mất hay không mà là bạn có lắng
nghe được nó trọn vẹn hay không, bạn có giác ngộ được hành tướng sinh
diệt của cơn giận dữ hay không.
Cơn giận có thể tùy điều kiện phát sinh lại trong một dịp khác. Càng tốt,
vì bạn có dịp giác ngộ nó rõ hơn. Một ngày kia bạn làm chủ được cơn giận
dữ của bạn là vì bạn đã giác ngộ được nó hoàn toàn.
Tất cả những hành động, lời nói, ý nghĩ khác cũng vậy, hãy giác ngộ
chúng thì chúng sẽ trở nên đạo đức chứ đừng bắt chúng phải đạo đức một
cách miễn cưỡng mà tạo nên những mâu thuẫn đấu tranh căng thẳng…
- Thầy Viên Minh –