CHÍNH Ý NIỆM TRÓI BUỘC CON NGƯỜI

Thời xưa có anh chàng thư sinh khi học hết chữ của thầy rồi lên đường đi
thi. Trên đường đi qua một dòng sông, gặp cô lái đò thì anh ta có ý chọc
ghẹo. Cô lái đò nghiêm túc nói:
“Tôi có một câu đối, nếu anh đối được thì tôi nguyện đi theo nâng khăn
xách túi, còn không đối được thì xin trả tiền đò gấp đôi”.
Anh thư sinh nghĩ, một người nghèo chèo đò bên sông thì có gì cao siêu,
nên anh ta gật đầu chấp nhận. Cô lái đò ra câu đối:
”Hỏa tại thạch trung, trầm tích thủy thiên niên bất tuyệt.”
Có nghĩa là, lửa ở trong đá, nhấn chìm xuống dưới nước cả ngàn năm sau
cũng không bao giờ mất. Khi cầm hai viên đá ma sát mạnh với nhau thì có
lửa. Bây giờ chọi cục đá đó chìm xuống đáy biển một ngàn năm sau cầm lên
ma sát thì vẫn có lửa, lửa đó vẫn không mất.
Thấy cô gái có vẻ quê mùa mà đưa ra vế đối quá siêu xuất, chặt chẽ, anh
thư sinh không thể nghĩ ra câu nào để đối lại. Buồn cho sở học bao lâu của
mình không đủ để đối lại câu đối của một cô gái nhà quê. Sau khi trả tiền
gấp đôi, anh ta đã nhảy xuống sông tự tử. Do không nghĩ ra được vế đối, ôm
ấp nổi khắc khoải, buồn bã mà chết nên hóa thành hồn ma bên bờ sông, đêm
đêm hiện lên lầm nhầm đọc câu đối cô gái. Lần nọ, có vị Thiền sư hành cước
đi ngang qua đây nghe mọi người kể câu chuyện như vậy nên đêm đó Ngài
quyết định ở lại bên bờ sông. Đêm đến, hồn ma xuất hiện lầm nhầm câu đối:
”Hỏa tại thạch trung, trầm tích thủy thiên niên bất tuyệt.”
Liền khi ấy Thiền sư đối lại:
”Nguyệt tại thiên không, chiếu nhân gian vạn cổ trường tồn.”
Có nghĩa là, trăng ở trên trời, soi rọi thế gian không bao giờ mất. Nghe
được câu đối xuất sắc, tương xứng, lòng thư sinh phấn khởi, liền được siêu
thoát. Từ đó, mọi người quanh vùng không còn thấy bóng ma xuất hiện nữa.

  • Vậy thì ai đã trói cột anh chàng thư sinh đó không thoát được mà phải
    làm bóng ma bên bờ sông?
    Là một ý tưởng.
    Vì cho đó là một ý tưởng cao thượng, câu đối quá hay cho nên đã bị buộc
    vào đó, muốn đối lại cho bằng được. Không đối được thì buồn tức và chết,
    ôm theo ý tưởng đó để phải làm hồn ma không siêu thoát nỗi. Nhờ vị thiền
    sư nói cho một câu đối lại, thấy xứng ý, trong lòng thỏa mãn cho nên mới
    siêu thoát. Sự trói buộc ở đây không phải là vật chất mà là một lý tưởng. Và
    khi cái tâm tưởng đeo đuổi kia không còn nữa thì được giải thoát.
    Nhìn lại, nhà cửa chúng ta cũng bị trói, quan hệ bạn bè mình cũng bị trói,
    vật chất mình cũng bị trói, có người không màng đến vật chất, sống theo lý
    tưởng cũng bị trói… Như vậy, chúng ta đang sống trong một cái vòng bị trói
    một cách chằng chịt. Hễ một điều gì chúng ta sanh tâm vừa lòng, thích ý thì
    liền bị trói. Đó là chúng ta đã thấy những cái vừa lòng thích ý nó trói mình,
    còn những điều trái ý nghịch lòng nó có trói chúng ta không?
    Posted by GLN
Advertisement

CẢNH GIỚI SINH MỆNH

Bảy loại cảnh giới thành công trong đời: Đây mới thực sự là “thượng thiện
nhược thủy.”
Một người thương nhân trẻ tuổi bị người hợp tác bán đứng, cả người cả
của đều không còn, thống khổ muốn nhảy xuống hồ tự vẫn. Ngay khi đến
bên hồ, anh ta gặp một vị hiền sĩ đang ngồi tĩnh tọa. Anh ta liền đem từng
cảnh ngộ của mình ra mà kể lại cho vị hiền sĩ nghe.
Vị hiền sĩ mỉm cười rồi khuyên bảo và dẫn anh ta về nhà mình. Sau đó,
ông ta lấy ra một tảng băng đá rất to và cứng từ trong tầng hầm và nói người
thương nhân: “Cậu hãy dùng sức lực mà làm cho nó tan ra!”
Người thương nhân dùng búa đập, anh ta đập hết sức nhưng cũng chỉ có
thể tạo ra những vết nứt nhỏ trên mặt tảng đá băng kia.
Người thương nhân lại lấy hết sức vung búa đập tảng băng, trong chốc
lát cũng chỉ có một chút băng vụn bắn ra. Anh ta thở hồng hộc và lắc đầu:
“Tảng băng đá này quả thực là quá cứng!”
Vị hiền sĩ không nói mà đem tảng băng đặt lên nồi sắt nấu. Khi nồi bắt
đầu nóng lên thì tảng băng đá cũng dần dần tan ra. Vị hiền sĩ hỏi: “Cậu có
lĩnh ngộ được ra điều gì không?
Người thương nhân nói: “Có một chút lĩnh ngộ! Cách mà tôi đối phó với
tảng băng là không đúng. Tôi không nên dùng búa đập, mà nên dùng lửa
đốt”.
Vị hiền sĩ lắc đầu. Người thương nhân lộ rõ vẻ mặt khó xử, cúi đầu xuống
và xin được thỉnh giáo.
Vị hiền sĩ nói một cách thâm sâu: “Cái mà tôi muốn cho cậu thấy là bảy
loại cảnh giới thành công trong cuộc đời!”
Băng tuy là nước, nhưng so với nước lại cứng rắn gấp trăm lần. Càng
trong hoàn cảnh giá lạnh ác liệt nó lại càng thể hiện ra đặc tính vững chắc
như sắt thép của mình. Đây là loại cảnh giới thứ nhất của thành công trong
cuộc đời – Ý chí kiên cường.
Nước hóa thành hơi, hơi là vô hình, nếu hơi tụ trong một phạm vi nhất
định sẽ tạo ra lực rất lớn, động lực vô cùng. Đây là loại cảnh giới thứ hai của
thành công trong cuộc đời – Tụ khí sinh tài.
Nước làm sạch vạn vật, cho dù vật bẩn như thế nào trên thế gian này,
nước đều mở rộng lòng mình tiếp nhận mà không oán không hận. Sau đó,
từ từ tự mình làm sạch. Đây là loại cảnh giới thứ ba của thành công trong
cuộc đời – Bao dung tiếp nhận.
Nước nhìn như không có lực, chảy xuôi từ chỗ cao xuống chỗ thấp, khi
gặp vật cản nó kiên nhẫn vô cùng, nếu gặp phải hòn đá, nước sẽ làm mài
mòn hòn đá ấy. Đây là loại cảnh giới thứ tư của thành công trong cuộc đời –
Lấy nhu thắng cương.
Nước có thể dâng cao cũng có thể hạ xuống thấp. Khi ở trên cao nước hóa
thành mây mù, ở dưới thấp lại hóa thành mưa và sương, nhiều giọt nước
nhỏ hội tụ lại thành sông, chảy từ cao xuống thấp. Đây là loại cảnh giới thứ
năm của thành công trong cuộc đời – Co được giãn được.
Nước mặc dù là lạnh nhưng lại có một tấm lòng lương thiện. Nó không
tranh không đấu, còn nuôi sống vạn vật trên thế gian nhưng lại không đòi
báo đáp. Đây là loại cảnh giới thứ sáu của thành công trong cuộc đời – Nuôi
dưỡng thiên hạ.
Sương mù nhìn như mờ ảo, nhưng lại có thân thể tự do nhất. Nó có thể
kết thành mưa mà hóa thành hình ảnh giọt nước và lại có thể tán ra thành
vô ảnh lơ lửng giữa đất trời. Đây là loại cảnh giới thứ bảy trong đời của
người thành công – Công thành thân thoái.
Nhân tâm như nước! Sở dĩ năng lực, thiện ác, dục vọng, v.v… của mỗi
người không giống nhau là bởi vì có cảnh giới khác xa nhau mà thôi.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

CHA DẠY CON CÁCH CHỌN BÁT MÌ

Một buổi sáng, người cha làm hai bát mì. Một bát có trứng ở trên, một
bát không có. Ông hỏi con trai muốn ăn bát nào? Cậu con trai chỉ vào bát có trứng nói:

  • Con muốn ăn bát này ạ.
  • Nhường cho bố đi.
  • Không, bát mì này là của con
  • Không nhường thật à? Ông bố dò hỏi.
  • Con không nhường!


Cậu bé kiên quyết trả lời rồi đắc ý với quyết định của mình. Ông bố lặng
lẽ nhìn con ăn xong bát mì thì mới bắt đầu ăn bát của mình. Đến những sợi
mì cuối cùng, người con nhìn thấy rõ ràng trong bát của cha có hai quả trứng.
Lúc này, ông bố chỉ hai quả trứng trong bát mì, dạy con rằng:

  • Con phải ghi nhớ điều này, những gì mắt con nhìn thấy có thể chưa đủ,
    thậm chí không đúng. Nếu con muốn chiếm phần lợi về mình, con sẽ không
    nhận được những cái lợi lớn hơn.

    Và ngày hôm sau, người cha lại làm hai bát mì trứng, một bát trên có
    trứng và bát không có trứng. Người cha hỏi:
  • Con ăn bát nào?


Rút kinh nghiệm từ lần trước, cậu con trai ngay lập tức chọn bát mì không
có trứng. Thật ngạc nhiên, khi cậu bé ăn hết bát mì vẫn không có quả trứng
nào. Trong khi đó, bát mì của người cha không những có quả trứng ở trên
mà còn một quả nữa ở dưới đáy. Ông chỉ vào bát mì của mình và nói:

  • Không phải lúc nào cũng dựa vào kinh nghiệm được đâu con trai à.

Đôi khi cuộc sống sẽ lừa dối con, tạt gáo nước lạnh vào con khiến con
phải chịu thiệt thòi. Con không được quá khó chịu hay buồn bã. Hãy xem
đó là một bài học.
Một thời gian sau, người cha lại nấu hai bát mì như những lần trước và
hỏi con trai chọn bát nào. Lần này, cậu con trai muốn cha chọn trước. Ông
bố chọn bát mì có trứng và ăn ngon lành.
Cậu con đón lấy bát mì không trứng mà ăn, thần thái lần này bình tĩnh.
Ăn một lúc cậu chợt phát hiện trong bát của mình có 2 quả trứng.
Người cha mỉm cười nói với cậu con trai:

  • Con thấy không, khi con nghĩ tốt cho người khác, những điều tốt đẹp sẽ
    đến với con. Khi con không màng đến lợi ích riêng của bản thân, cuộc đời sẽ
    không để con phải chịu thiệt.
    SƯU TẦM

HÃY NHÌN VÀO LỜI NÓI

Lời nói vốn rất nhẹ, nếu không được buộc vào một hành động thật nặng
để giữ lại, lời nói sẽ dễ dàng bị gió cuốn bay đi.
Lời nói vốn đi rất nhanh, nhưng khi nó đi nhanh đến mức hành động
không còn đuổi theo kịp nữa, lúc đó lời nói bắt đầu mất đi giá trị của mình.
Lời nói vốn rất mỏng, nếu không có chiếc khung hành động để giăng mắc
vào, lời nói sẽ bị gió mưa trong cuộc sống làm cho nhàu nát.
Nói “thương người” chỉ là chuyện trong một chốc, nhưng có kẻ mất hơn
nửa đời vẫn chưa làm được.
Nói “buông xuống” cũng chỉ là chuyện trong một lát, nhưng có người cả
đời vẫn nặng lòng.
Chỉ mất vài hôm để vẽ ra một cuộc hành trình, nhưng phải mất thật nhiều
đôi giày mòn gót mới có thể hoàn thành được cuộc hành trình đó.
Chỉ có hành động mới chứng tỏ được chúng ta thực sự là ai, và cũng chỉ
có hành động mới thực sự tạo nên con người.
Một hành động dù trong im lặng, nhưng bên trong nó luôn tồn tại một
sức mạnh mà lời nói không bao giờ có thể có được.
Người ngủ an.
Vô Thường.
Núi Ngày Cũ.
Om Mani Padme Hum

HÃY CHĂM SÓC THÂN TÂM MÌNH NHƯ CHĂM SÓC VƯỜN CÂY

Chúng ta quan sát để thấy rõ, khi mùa nắng nóng, chúng ta không thấy
cỏ mọc, nhưng khi có một hai trận mưa đầu mùa là đủ thứ các loại cỏ dại
đua nhau mọc xanh mướt.
Cỏ dại chẳng ai trồng, chẳng ai chăm, chẳng ai tưới tẩm hay bón phân gì,
nhưng sao nó cứ mọc tràn lan xanh tốt.
Còn cây ngon quả ngọt, hoa thơm… thì ươm trồng, chăm bón, tưới tẩm
mỗi ngày mà vẫn khó xanh tươi.
Con người chúng ta cũng vậy, điều ác, điều xấu chẳng ai dạy, chẳng ai
khuyên nhưng lại tồn tại và phát triển khắp nơi trong Tâm và trong mỗi gia
đình xã hội.
Còn điều tốt, điều hay, điều lành, thì gia đình dạy, trường học dạy, tôn
giáo dạy. … thì có mấy ai làm được.
Bởi vậy trong Tâm của mỗi chúng ta, các hạt giống xấu ác, bất thiện rất
dễ dàng sinh khởi và phát triển trong mọi hoàn cảnh, chỉ cần một chút thuận
duyên là biết bao nhiêu tâm bất thiện sinh khởi như cỏ dại gặp mưa.
Ngược lại những Tâm tốt, như bố thí, cúng dường, tha thứ, kham nhẫn,
vô tham, vô sân, giữ giới, chánh niệm,. …. thì cho dù có tu học mỗi ngày,
hướng dẫn mỗi ngày, chăm bón mỗi ngày, mà nó vẫn khó phát triển ,khó
sinh sống, có khi không mọc nổi, đôi khi cũng chẳng thấy nảy mầm,như hạt
giống gặp phải mãnh đất khô cứng.
Chúng ta hãy cố gắng chăm bón Tâm của chúng ta mỗi ngày.
Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành
Được đi trên đường chánh
Là Phước Đức lớn nhất.

Có học có nghề hay
Biết hành trì giới luật
Biết nói lời ái ngữ
Là Phước Đức lớn nhất.
Vì làm ác cũng là một thói quen
Làm thiện cũng là một thói quen
Siêng năng cũng là một thói quen
Biếng nhác cũng là một thói quen.


Hãy tập cho mình những thói quen tốt, thói quen thiện lành, sau một thời
gian nó sẽ che lấp và lấn át tâm bất thiện, tâm xấu ác. Cũng như khi chúng
ta trồng cây tỉa hạt, lúc còn nhỏ nó vẫn bị cỏ dại lấn át và mọc khắp nơi,
nhưng sau một thời gian, chúng ta làm cỏ, chăm bón tươi tẩm…, cây được
lớn lên và cành lá xum xuê, thì lúc này cỏ không còn cơ hội để mọc nữa, vì
nó đã bị cây trồng che kín và lấn át, lúc này ta mới có thể thu hoặch hoa thơm
quả ngọt.
Chúng ta thường xuyên làm thiện, như bố thí, cúng dường, nghe pháp,
hành thiền, niệm tưởng ân Đức Phật. … sau một thời gian miên mật chúng
ta sẽ thấy Tâm mình tốt hơn, các Tâm bất thiện, xấu ác sẽ dần dần tiêu mòn
và yếu ớt. Chúng ta sẽ thấy một cuộc sống an vui hạnh phúc.
Giới Định Tuệ

CHUYỆN NGƯỜI GIÀU CÓ

Trong 1 lần Elon Musk làm diễn giả cho một hội nghị ở Hoa Kỳ về đầu tư
và tài chính, phần hỏi đáp, ông nhận được một câu hỏi khiến mọi người phải
Bật cười.
– Thưa ông, là người giàu nhất thế giới, ông có thể chấp nhận việc con gái
mình kết hôn với một người đàn ông nghèo và Bình thường không?
Ông nói: Trước hết, hãy hiểu rằng “Giàu có” không có nghĩa là có một tài
khoản ngân hàng hoành tráng. Giàu có trước hết là khả năng tạo ra của cải.
Ví dụ: Một người nào đó trúng xổ số hoặc thắng Bạc. Ngay cả khi anh ta
thắng 100 triệu thì anh ta cũng không trở thành người giàu: Anh ta chỉ là
người nghèo với rất nhiều tiền. Đó là lý do tại sao 90% triệu phú xổ số trở lại
nghèo khổ sau 5 năm.
Ta có thể gặp những người giàu có nhưng không có tiền. Ví dụ: Hầu hết
các doanh nhân. Họ đã và đang trên con đường trở nên giàu có ngay cả khi
họ chưa có tiền, Bởi vì họ đang phát triển trí thông minh tài chính của mình
và với tôi đó chính là sự giàu có.
Người giàu và người nghèo khác nhau như thế nào?
Nói một cách đơn giản: Người giàu có thể chết để trở nên giàu có, trong
khi người nghèo có thể giết người để có tiền.
Nếu bạn thấy một người trẻ quyết định rèn luyện, học hỏi những điều
mới, luôn cố gắng cải thiện bản thân không ngừng, hãy tin rằng anh ta là
một người giàu có.
Nếu bạn thấy một người trẻ tuổi nghĩ rằng anh ta nghèo là do nhà nước,
rằng người giàu toàn là người xấu, kẻ trộm và luôn chỉ trích người khác, hãy
tin rằng anh ta là một người nghèo.
Người giàu tin rằng họ chỉ cần thông tin và học hỏi để thành công, người
nghèo nghĩ rằng người khác phải cho họ tiền để họ cất cánh.
Tóm lại, khi tôi nói rằng con gái tôi sẽ không lấy một người đàn ông
nghèo, tôi không nói về tiền bạc. Tôi đang nói về khả năng tạo ra của cải ở
người đàn ông đó.
Xin lỗi vì đã nói điều này, nhưng hầu hết tội phạm đều là những người
nghèo. Khi đứng trước đồng tiền, họ mất lý trí, đó là lý do họ cướp giật, trộm
cắp… Đối với họ đó là lối thoát vì họ không học hỏi được kỹ năng tự mình
kiếm tiền.
Như chuyện về người bảo vệ nghèo của một ngân hàng, một lần anh tìm
thấy một chiếc túi đầy tiền, anh ta đã lấy chiếc túi và đi đưa cho giám đốc
ngân hàng.
Mọi người gọi người đàn ông này là đồ ngốc, nhưng thực tế người đàn
ông này chỉ là một người giàu chưa có tiền.
Để cám ơn, ngân hàng mời anh làm lễ tân, ngoài giờ làm anh đi học. Ba
năm sau anh được đề cử làm giám đốc khách hàng và 10 năm sau anh trở
thành quản lý khu vực của ngân hàng này, dưới quyền anh có hàng trăm
nhân viên. Thu nhập của anh bây giờ gấp nhiều lần số tiền anh trả lại ngày
nào, lại có vị trí xã hội và lòng tự hào mà việc giấu diếm số tiền không thể
đem lại!
Hãy chọn người có tương lai Bạn nhé !
BỐN PHÉP TÍNH CUỘC ĐỜI

  1. Nếu muốn thật giàu có… phải giỏi phép tính NHÂN (nhân bản, nhân
    cách, nhân từ).
  2. Nếu muốn có nhiều bạn bè, nhiều người mến, nhiều người tin tưởng
    thì phải giỏi phép tính CHIA (chia sẻ). Đừng biết mà giữ cho riêng mình.
  3. Nếu muốn làm được những gì mình muốn, hãy khéo léo dùng phép
    tính CỘNG (hợp tác).
  4. Nếu muốn làm cái mới để thay đổi, phải bỏ đi những thói quen, cách
    làm cũ, hãy dùng phép tính TRỪ (buông bỏ).
    Thành thạo cả 4 điều trên bạn sẽ trở thành một người xuất sắc.
    Và hãy nhớ:
  • Nhân × Chia ÷ trước
  • Cộng + Trừ – sau
    Cuối cùng, hãy đơn giản hoá cuộc sống của chính mình. Đừng quên học
    đi đôi với hành, và thực hành phải luôn đi trước lời nói.
    Cứ làm tốt những điều trên cuộc đời bạn chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng
    tích cực hơn mỗi ngày và con đường thành công cũng sẽ rộng mở và gần
    hơn.
    Nguồn: sưu tầm

TẦM THƯỜNG LÀ PHI THƯỜNG

Merrie Harris, 45 tuổi, là Giám đốc của một công ty quảng cáo nổi tiếng
ở New York, Mỹ.
Vào một buổi trưa tháng 8/2010, cô và người bạn dùng bữa trưa bên trong
một nhà hàng ở phố Kenmare, Manhattan. Trong lúc ăn uống, vì người bạn
muốn hút thuốc nên cả hai đã tạm đi ra ngoài, đứng bên lề đường.
Lúc đó, một người ăn xin bước đến ấp úng nói: “Tên tôi là Valentine, tôi
đã thất nghiệp 3 năm rồi, và chỉ dựa vào ăn xin sống qua ngày. Tôi nói ra
hoàn cảnh thật của mình mong cô có thể giúp đỡ. Cô có thể cho tôi một ít
tiền lẻ để mua chút đồ ăn không?”
Nhìn Valentine, Harris đã động lòng trắc ẩn. Cô mỉm cười nói với
Valentine: “Không vấn đề gì, tôi rất sẵn lòng giúp anh”. Nói rồi Harris đưa
tay vào túi lục tìm tiền lẻ, nhưng thật đáng tiếc, Merrie không đem theo tiền
mặt, trong túi cô chỉ có một chiếc thẻ tín dụng mà thôi. Cô thấy băn khoăn,
cầm thẻ tín dụng mà không biết phải làm sao.
Nhìn bộ dạng khó xử của Harris, Valentin khẽ khàng lên tiếng: “Nếu cô
tin tôi, cô có thể cho tôi mượn chiếc thẻ, dùng xong tôi sẽ trả lại cho cô.”
Harris vốn có tấm lòng lương thiện nên cô không một chút nghi ngờ đã đưa
thẻ cho Valentine. Cầm thẻ tín dụng xong, Valentine chưa vội rời đi mà còn
nói với Harris: “Ngoài việc mua đồ ăn, tôi còn có thể mua thêm ít nước
không?”
Harris không suy nghĩ gì thêm, cô nói: “Hoàn toàn có thể, nếu như anh
còn cần mua thứ gì thì cứ mua đi nhé!”
Sau khi anh chàng ăn xin rời đi, Harris và bạn tiếp tục quay trở lại bàn
ăn. Nhưng 10 phút sau, cô bắt đầu cảm thấy hối hận, mặt rầu rĩ lo lắng nói
với bạn: “Chiếc thẻ đó có đến 100.000 USD. Nhỡ người kia mang chiếc thẻ
bỏ chạy thì mình sẽ phải làm sao.”
Người bạn nghe vậy cũng buông lời trách: “Tại sao cậu có thể tùy tiện tin
vào người lạ như vậy chứ? Cậu đấy, quá lương thiện rồi!”
Câu nói của bạn lại càng khiến Harris thêm lo. Cô không còn tâm trạng
nào để ăn uống nữa. Sau khi bạn thanh toán tiền ăn, hai người lặng lẽ rời
khỏi nhà hàng.
Thế nhưng vừa ra đến cửa, họ phát hiện Valentin đang đợi sẵn ở bên
ngoài, dùng hai tay cầm chiếc thẻ ngân hàng trả lại cho chủ nhân của nó,
cung kính giao tờ hóa đơn cho Harris: “Tôi mua một ít một ít đồ và một bình
nước, tất cả hết 25 USD, cô kiểm tra lại giúp.”
Sự thành thật, biết giữ lời của người ăn xin đã khiến Harris và bạn cảm
thấy ngạc nhiên và mừng rỡ. Cô không kìm nén được cảm xúc, luôn miệng
cảm ơn đối phương. Valentin cảm thấy nghi hoặc, khó hiểu. Cô ấy giúp
mình, người nên cảm ơn là mình mới phải, tại sao cô ấy lại cảm ơn mình?
Sau trải nghiệm ấn tượng đó, Harris và bạn đi thẳng đến tòa soạn báo
New York Post, đem câu chuyện này kể lại cho phóng viên. Tòa soạn báo
cũng cảm động trước hành động của Valentin. Bài báo về người đàn ông vô
gia cư và hành động “khó tin” vừa được đăng tải đã thu hút sự quan tâm
lớn của độc giả. Đường dây nóng của tòa soạn liên tục nhận được điện thoại
gọi đến, ngỏ ý muốn giúp đỡ Valentin. Thậm chí, một doanh nhân ở Texas
sau khi biết chuyện đã chuyển khoản cho anh 6000 USD để thưởng cho sự
thành thật.
Điều khiến cho Valentin vui mừng hơn nữa là vài ngày sau đó, anh tiếp
tục nhận được điện thoại của một hãng hàng không ở Wisconsin kèm theo
lời mời làm tiếp viên hàng không của hãng.
Chuyện vui đến dồn dập khiến anh chàng ăn xin vui mừng không xiết.
Anh cảm động chia sẻ rằng: “Từ nhỏ mẹ tôi đã dạy tôi, làm người nhất định
phải thành thật, phải giữ chữ tín. Cho dù trên người không có một cắc, phải
lang bạt đầu đường xó chợ đi nữa thì cũng không được đánh mất sự thành
tín của bản thân. Tôi luôn tâm niệm rằng, người thật thà sẽ luôn nhận được
những điều tốt đẹp.”
Thật thà, tốt bụng, yêu thương, giúp đỡ… đó là những mỹ từ trong cuộc
sống của chúng ta. Sự thành thật, biết giữ chữ tín chính là yếu tố then chốt
giúp con người có được sự tin cậy, ái mộ từ người khác và từ đó, những điều
tốt đẹp được mở ra.
Khi gặp người cần sự giúp đỡ, nếu có thể hãy giúp họ, hãy đừng bỏ lỡ cơ
hội, vì có thể một cái chìa tay của bạn biết đâu có thể làm thay đổi cuộc đời
một con người. Cũng giống như câu chuyện của Harris vậy.
Posted by: lpk 116

TÂM TƯỚNG SANH DIỆN MẠO

Trước cổng một nghĩa trang, người ta thấy có một chiếc xe Rolls-Royce
sang trọng dừng lại. Người tài xế tiến lại người giữ cổng và nói:
“Xin anh giúp một tay cho người đàn bà này xuống xe vì bà ta yếu quá
không đi được nữa”
Vừa ra khỏi xe, người đàn bà tự giới thiệu và nói với người giữ cổng nghĩa
trang:

-Từ hai năm qua, mỗi tuần, tôi là người đã gửi cho anh 5 đô-la để mua
hoa và đặt trên mộ con trai tôi, nhưng nay các bác sĩ bảo rằng, tôi không còn
sống được bao lâu nữa, nên tôi đến đây để chào từ biệt và cảm ơn anh đã
mua hoa giùm tôi.
Thế nhưng, người đàn bà không ngờ rằng người giữ cổng nghĩa trang trả
lời như sau:

-Thưa bà, tôi lấy làm tiếc rằng bà đã làm công việc ấy!
Người đàn bà cảm thấy như bị ai đó vả vào mặt. Nhưng bà vẫn còn đủ
bình tĩnh hỏi lại người thanh niên:

-Tại sao lại lấy làm tiếc về cử chỉ đẹp như thế?
Người thanh niên giải thích:

-Thưa bà, tôi lấy làm tiếc vì những người chết như con trai bà, chẳng bao
giờ còn thấy được một cánh hoa nào nữa!
Bị chạm tự ái, người đàn bà liền cao giọng:

-Anh có biết anh đã làm tổn thương tôi không?
Người thanh niên bình tĩnh trả lời:

-Thưa bà, tôi xin lỗi, tôi chỉ muốn nói với bà rằng có rất nhiều người đang
cần đến những cánh hoa của bà hơn. Tôi là hội viên của một tổ chức chuyên
đi thăm những người già lão, các bệnh nhân trong viện dưỡng lão, các bệnh

viện. Chính họ mới là những người đang cần đến những cánh hoa của chúng

ta, họ có thể nhìn thấy và ngửi được cánh hoa ấy.

Nghe thế, người đàn bà ngồi bất động trên chiếc xe sang trọng một lúc,

rồi ra hiệu cho tài xế mở máy. Vài tháng sau người đàn bà trở lại nghĩa trang.

Nhưng lần này không cần ai giúp đỡ, bà tự động bước xuống xe với một

dáng vẻ vui tươi nhanh nhẹn hơn, và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, một nụ

cười rạng rỡ, bà nói với người thanh niên giữ cổng:

-Chú đã có lý, tôi mang hoa đến cho những người già lão, bệnh tật. Quả
thật, điều đó đã làm cho họ được hạnh phúc. Nhưng người thực sự hạnh
phúc chính là tôi. Các bác sỹ không biết được bí quyết làm tôi khỏe mạnh
lại. Nhưng tôi đã khám phá ra cái bí quyết ấy, tôi đã tìm ra lẽ sống.

***

“Giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình”. Đó cũng là khuôn vàng

thước ngọc của Thượng đế “cho thì có phúc hơn là nhận lãnh”. Bởi vì, trao

ban cho người tức là trao ban cho mình.

Một ngạn ngữ Anh cũng nói một cách tương tự: “Điều tôi tiêu đi là tôi có,

điều tôi giữ lại là tôi mất, điều tôi cho đi là tôi được”. Đó là lý luận của tình

yêu. Tình yêu lớn lên theo mức độ của sự trao ban. Có biết yêu thương thì

con người mới thực sự triển nở, và tìm gặp lại chính mình. Có biết yêu

thương thì con người mới biết vui sống, và tìm được hạnh phúc đích thực

trong cuộc sống.

Quỹ thời gian của chúng ta đang cạn dần.

Thành tâm an lạc là liều thuốc vô giá.

BÌNH YÊN Ở NGAY NƠI CHÚNG TA ĐANG ĐỨNG

Khi nào những niềm vui, hạnh phúc, bình yên… và tất cả những gì của
mình còn phụ thuộc hết vào người khác, khi đó nhất định còn phải khổ đau.
Khi mọi việc do mình tự quyết, khi đó mới thật sự tự tại và bình yên.
Con đường dài xa nhất và khó khăn nhất là con đường tìm lại với chính
mình. Chỉ quay về là gặp, chỉ tĩnh tâm là thấy, chỉ dừng lại là đến, nhưng có
kẻ mất cả nửa đời mới làm được, có kẻ phải mất cả nửa đời mới có thể lấy
lại được hết giấc mơ bình yên mà ngày trước đã lỡ đặt vào tay người, để
mang về rồi tự mình giữ lấy.
Cách nhanh nhất đánh mất bình yên của mình là đi tìm bình yên trong
tâm người khác. Thứ trong tâm mình đôi khi còn khó giữ, huống chi thứ
nằm trong tâm của người. Người nghĩ thất bại lớn nhất trong cuộc sống này
là gì?
Thất bại lớn nhất trong cuộc sống là việc đánh mất chính mình. Chúng ta
chỉ cảm thấy cô độc khi còn muốn tựa vào ai đó bên ngoài, cảm thấy buồn
khi còn cần đến ai đó để vui, và cảm thấy mất tự tin khi đang chờ mong sự
thừa nhận từ một người nào đó.
Sống tựa vào người khác là sống tựa vào bất an. Có kẻ bình yên vì ngoại
cảnh bình yên, có kẻ bình yên vì tâm họ đã bình yên. Nếu bình yên vẫn còn
phụ thuộc vào người khác hay một điều gì đó bên ngoài, chúng ta hoàn toàn
không chủ động được với bình yên đó. Phần nhiều những mệt mỏi của người
đời là do bản thân thiếu nội lực và để mình bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của
những người chung quanh.
Đến một ngày, khi đủ hiểu biết về nguyên lý nhân quả, và nhận thấy rằng
tất cả những vui buồn trong cuộc sống đều do chính mình tạo ra, khi đó,
chúng ta sẽ không còn bị chi phối bởi tất cả những cảnh bên ngoài.

Có thể nhiều người sẽ không tin: bình yên của chúng ta đang ở ngay nơi
chúng ta đang đứng.
Vô Thường.

MỘT MÌNH VÀ CÔ ĐƠN

Sống một mình mới thực sự là phép màu vĩ đại nhất. Nhu cầu của bạn về
người khác đã biến mất. Bạn không có khoảng trống nào, bạn không thiếu
cái gì, bạn không có khiếm khuyết nào – bạn đơn giản hạnh phúc với chính
bản thân mình. Bạn không cần cái gì cả, phúc lạc của bạn là vô điều kiện.
Vâng, nó là phép màu vĩ đại nhất trên thế giới!!
Có khác biệt rất lớn giữa cô đơn và một mình. Khi bạn cô đơn bạn nghĩ
tới người khác, bạn thiếu người khác. Cô đơn là trạng thái tiêu cực. Bạn cảm
thấy rằng nếu như người khác có đó thì sẽ tốt hơn – bạn của bạn, vợ bạn, mẹ
bạn, người yêu của bạn, chồng bạn. Nếu người khác có mặt thì thật là tốt,
nhưng họ lại không có đó.
Cô đơn là sự thiếu vắng người khác. Một mình là sự hiện diện của bản
thân mình. Một mình rất tích cực. Nó là sự hiện diện, sự hiện diện tràn ngập.
Bạn tràn đầy hiện diện tới mức bạn có thể rót đầy toàn thể vũ trụ bằng sự
hiện diện của mình và không có nhu cầu về bất kỳ ai.
Điều này không có nghĩa là người biết sống một mình không có khả năng
sống với người khác. Thực tế chỉ người đó mới có khả năng sống tốt cùng
với người khác. Bởi vì người đó có khả năng ở với chính mình nên người đó
trở nên có khả năng ở với người khác.
Nếu bạn không có khả năng ở cùng bản thân mình, làm sao bạn có thể có
khả năng ở cùng người khác được? Ngay cả với bản thân mình mà bạn còn
không có khả năng sống trong tình yêu sâu sắc, trong vui sướng – thì làm
sao bạn có thể sống cùng người khác được?
Người hạnh phúc với bản thân mình thì tràn đầy tình yêu, tuôn chảy.
Người đó không cần tình yêu của người khác, do đó người đó có thể cho.
Khi bạn đang thiếu thốn, làm sao bạn có thể cho được? Bạn là kẻ ăn mày.

Và khi bạn có thể cho, nhiều tình yêu lại tới với bạn. Đó là sự đáp ứng, sự
đáp ứng tự nhiên. Bài học thứ nhất của tình yêu là học cách ở một mình.
Hãy thử điều đó đi, để có cảm giác ấy. Thỉnh thoảng hãy ngồi một mình.
Hãy thử mà xem. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy cô đơn thế thì cái gì đó còn
thiếu trong con người bạn, thế thì bạn vẫn chưa có khả năng hiểu mình là ai.
Bạn đã trở nên quá quen với ý tưởng về người khác đã trở thành thâm
căn cố đế, nó đã trở thành thói quen máy móc, nên khi bạn bỏ lỡ nó, bạn cảm
thấy mình trống rỗng, cô đơn, rơi vào trong vực thẳm. Nhưng nếu bạn cho
phép và cứ rơi vào trong vực thẳm đó, chẳng mấy chốc bạn sẽ nhận ra vực
thẳm này đã biến mất, và cùng với vực thẳm đó tất cả mọi gắn bó ảo tưởng
đã biến mất. Thế thì phép màu vĩ đại nhất xảy ra – rằng bạn đơn giản hạnh
phúc chẳng bởi lý do nào cả.
Hãy nhớ, khi hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào người khác, thì bất hạnh
của bạn cũng sẽ phụ thuộc vào người khác. Nếu bạn hạnh phúc bởi vì người
đàn bà yêu bạn, bạn sẽ trở nên bất hạnh nếu cô ấy không yêu bạn. Nếu bạn
hạnh phúc vì một lý do nào đó, vì một cái gì đó, thế thì một ngày khi lý do
đó không còn đó nữa, bạn sẽ trở nên bất hạnh.
Phụ thuộc vào người khác là phụ thuộc thôi – nó là sự tù túng, nó là sự
phụ thuộc, và chúng ta không bao giờ có thể cảm thấy thực sự phúc lạc được.
Hạnh phúc của bạn đơn giản là của riêng bạn, bạn không vay mượn nó từ
bất kỳ ai. Thì không ai có thể lấy được nó.
~Jiddu Krishnamurti.