HỌC LÀM NGƯỜI BÌNH THƯỜNG!

Tôi nhớ, lúc nhỏ, nhà tôi nghèo, mẹ bận rộn làm nhiều việc kiếm tiền nuôi
bầy con 8 đứa… Mẹ không có thời gian cho riêng mình. Thế nhưng, tôi vẫn
được mẹ dạy dỗ rất cẩn thận từ cách đi đứng cho đến ăn mặc, nói chuyện,
cư xử.
Mẹ bảo:

  • Khi đi phải nhấc chân lên khỏi mặt đất, không kéo dép lẹt xẹt… mới là
    người thanh tao.
  • Khi nhai phải từ tốn, môi khép vào, không được chóp chép, không được
    húp sùm sụp… mới là người lịch sự.
  • Khi gắp thức ăn, không được xới tung lên chọn miếng mình thích, không
    được gắp miếng này lên bỏ xuống lại chọn miếng khác… mới là người biết
    điều và nhường nhịn.
  • Khi quét nhà phải quét sạch cả trên, dưới, trong, ngoài… mới là người
    cẩn thận, biết nhìn toàn cảnh chứ không cắm mặt biết mỗi lối đi.
  • Khi quét sân, phải quét luôn đường đi trước cửa nhà mình và tiện tay
    quét luôn cho nhà hàng xóm để tất cả cùng sạch mới là người có trách nhiệm
    với cộng đồng.
  • Khi làm lỗi phải biết dũng cảm nhận lỗi, xin lỗi, sửa chữa mới là người
    biết hướng thiện.
  • Khi chưa biết phải hỏi, khi dốt phải học, không được dấu dốt, và lắng
    nghe khi người khác chỉ dạy, mới là người khôn và hiểu biết.
  • Khi thấy người ta không biết thì phải chỉ dạy mới là người đàng hoàng.
  • Khi thấy người ăn xin, cơ nhỡ phải biết chia sẻ, giúp đỡ mới là người
    biết yêu thương.
  • Khi thấy người sa cơ phải nhận sự giúp đỡ của mình, không được hỏi
    về quê quán và giúp người mà không để người ta có cảm giác hàm ơn.

Tôi hỏi mẹ, “Nếu con làm được tất cả những điều mẹ dạy thì con thành
người như thế nào?”
Mẹ cười, “Thành người bình thường.”
SƯU TẦM

Advertisement

CHỈ CÓ HAI THỨ THÔI

Có 2 thứ, Bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa.
Có 2 thứ, Bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt.
Có 2 thứ,Bạn phải thay đổi, đó là bản thân và nhận thức.
Có 2 thứ, Bạn phải giữ gìn, đó là niềm tin và nhân cách.
Có 2 thứ, Bạn phải trân trọng, đó là gia đình và hiện tại.
Có 2 thứ, Bạn phải tự mình thực hiện, đó là lao động và chịu trách nhiệm
với việc mình làm.
Có 2 thứ, Bạn phải lãng quên, đó là đau thương và hận thù.
Có 2 thứ, Bạn phải khắc ghi là công ơn Mẹ Cha và sự giúp đỡ của người
khác.
Có 2 thứ, Bạn buộc phải có để là người thành công, đó là đam mê và lòng
kiên trì.
Có 2 thứ, Bạn không được làm, đó là hãm hại người khác và phản bội
lòng tin.
Có 2 thứ, Bạn phải bảo vệ, đó là danh tín và lẽ phải.
Có 2 thứ, Bạn phải chấp nhận, là cái chết và sự khác biệt.
Có 2 thứ, Bạn phải kiểm soát, đó là bản năng và cảm xúc.
Có 2 thứ, Bạn phải tránh xa, đó là cám dỗ và sự ích kỷ.
Có 2 thứ, Bạn luôn phải sử dụng mà đừng hà tiện là tiền bạc và kinh
nghiệm.
Có 2 thứ, Bạn không được sợ sệt là cái ác và sống thật.
Có 2 thứ, Bạn phải nuôi dưỡng là tình yêu và sự bao dung.
Có 2 thứ mà Bạn cần phải đạt được trong cuộc sống, đó là thành đạt và
hạnh phúc.
Có 2 thứ, Bạn phải luôn sẵn sàng, đó là khó khăn và ngày mai.
Và có 2 thứ, Bạn phải luôn ghi nhớ, đó là thực hiện những điều trên là
làm thật tốt chúng trong cuộc sống hàng ngày.

BIẾT LẮNG NGHE DẪN ĐẾN SỰ HỌC HỎI

Bốn nhà sư quyết định ngồi thiền trong im lặng, không nói một tiếng nào
trong hai tuần liên tiếp. Họ thắp một ngọn nến như một biểu tượng cho quá
trình luyện tập của họ và bắt đầu tịnh tâm. Khi màn đêm của ngày đầu tiên
buông xuống, ngọn nến lung linh rồi vụt tắt.
Vị sư thứ nhất nói: “Ôi không! Ngọn nến đã tắt mất rồi.”
Nhà sư thứ hai nói: “Chúng ta không nên nói chuyện!”
Vị sư thứ ba nói: “Tại sao hai người phải phá vỡ sự im lặng nhỉ?”
Vị sư thứ tư cười nói: “Haha! Tôi là duy nhất đã không nói gì.”
95% tất cả các cuộc nói chuyện chỉ bao gồm hai chủ đề:

  • Người mở màn câu chuyện.
  • Nội dung câu chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
    Nhà sư đầu tiên bị phân tâm bởi một sự kiện bên ngoài và cảm thấy buộc
    phải chỉ ra nó. Ông ấy nhẽ ra chỉ cần thắp ngọn nến ấy lại.
    Vị sư thứ hai nhắc nhở mọi người về một quy tắc đã bị phá vỡ. Ông ấy
    nhẽ ra chỉ cần tiếp tục thiền định.
    Nhà sư thứ ba muốn trút giận. Ông ấy nhẽ ra chỉ cần giữ bình tĩnh.
    Nhà sư thứ tư đã bị cuốn đi với bản ngã của mình.
    Ông ấy nhẽ ra chỉ cần tận hưởng thành công của mình trong im lặng.
    Điểm chung của cả bốn người là họ đã chia sẻ những suy nghĩ của mình
    mà không sàng lọc chúng, không ai trong số họ làm bất cứ điều gì để cải
    thiện tình hình. Nếu có một nhà sư thứ năm, khôn ngoan hơn, thì đây là điều
    ông ấy sẽ làm: Giữ im lặng và tiếp tục thiền định.
    Khi làm như vậy, ông ấy sẽ chỉ ra cho từng người trong số bốn nhà sư
    khác những khuyết điểm của họ mà không cần dùng một lời nào. Bạn càng
    nói nhiều, bạn càng có xu hướng nói điều gì đó ngu ngốc.
    Bạn càng nói ít, bạn càng có thể lắng nghe nhiều hơn. Lắng nghe sẽ dẫn
    đến sự học hỏi.
    Hơn nữa, khi không nói chuyện, bạn có thời gian quan sát tình hình cho
    đến khi phát hiện ra thời điểm thực sự quan trọng để nói điều gì đó. Chỉ nói
    khi những gì bạn nói có thể có tác động tích cực, đáng kể, vì sự khôn ngoan
    được trau dồi trong im lặng.
    Bạn càng ít nói, bạn càng thông minh hơn. Và, có lẽ không phải ngẫu
    nhiên, bạn càng thông minh thì bạn càng ít nói.
    Ajahn Brahm

12 THÓI QUEN GIÚP BẠN HẠNH PHÚC HƠN MỖI NGÀY


Giáo sư tâm lý của học Đại học Harvard, ông William James đã chỉ ra 12
thói quen có thể giúp bạn tận hưởng hạnh phúc từ các điều nhỏ nhặt trong
cuộc sống. Cùng tìm hiểu nhé!

  1. Biết Ơn Mọi Thứ
    Hãy thử sống chậm lại giữa dòng đời vội vã, quan sát thật kỹ những thứ
    xung quanh và một lần để tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.
    Khi bạn có cho mình một tấm lòng biết ơn mọi điều xung quanh, bạn sẽ nhận
    ra được quy luật kỳ diệu của tạo hóa, khi đó bạn sẽ tự động cảm thấy hạnh
    phúc. Hãy học cách biết ơn mọi thứ xuất hiện trong cuộc đời mình.
  2. Kết Nối Với Người Lạc Quan, Tích Cực
    Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng sâu sắc nhất đến hạnh phúc của một cá nhân
    chính là các mối quan hệ. Chính vì vậy, nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy chủ
    động kết nối với những người lạc quan, những người mang đến cho bạn cảm
    giác được trân trọng, những người có thể làm cho cuộc sống của bạn trở nên
    phong phú, vui vẻ và ý nghĩa hơn.
  3. Học Cách “Đổi Địa Vị”
    Khi chúng ta bắt đầu chịu “đổi địa vị” mình là người khác và đặt mình
    vào vị trí của họ, chúng ta sẽ nhìn cuộc đời bằng một tấm lòng vị tha cùng
    với một cái nhìn khách quan và có được đồng cảm. Từ đó, rất có thể cuộc
    sống của chúng ta giảm bớt đi sự thù hằn và trở nên hạnh phúc hơn.
  4. Không Ngừng Học Tập
    Việc học tập, rèn luyện liên tục sẽ giúp chúng ta trở nên trẻ trung, năng
    động và cảm thấy cuộc sống thật ý nghĩa. Khi sử dụng bộ não của mình dành
    cho việc học, chúng ta sẽ ít để tâm đến những thứ không vui. Đồng thời, duy
    trì việc học tập tạo cho chúng ta cảm giác bản thân đang không ngừng phát
    triển, hoàn thiện mỗi ngày, hạnh phúc hơn.
  5. Sẵn Sàng Chấp Nhận, Đối Mặt Với Khó Khăn, Thử Thách
    Khi gặp phải những thử thách, khó khăn trong cuộc sống, những người
    sống hạnh phúc sẽ không để bản thân gục ngã và rơi vào trạng thái tiêu cực.
    Thay vào đó, họ sẵn sàng đối mặt với thách thức, nỗ lực để tìm ra giải pháp
    và giải quyết chúng. Điều này sẽ giúp bản thân sẽ có được sự tự tin, tin tưởng
    vào khả năng của chính mình có thể hoàn thành bất cứ điều gì đặt ra, vượt
    qua được bất kỳ thử thách nào ập đến.
  6. Làm Công Việc Mà Mình Yêu Thích
    Trung bình, mỗi người dành hơn một phần ba cuộc đời để làm việc, vì lẽ
    đó nghề nghiệp, công việc mà chúng ta lựa chọn có tác động rất lớn đến
    hạnh phúc của bản thân. Nếu điều kiện chưa thật sự cho phép, hãy cố gắng
    tìm kiếm được niềm vui và ý nghĩa của công việc hiện tại, hoặc tìm cách nuôi
    dưỡng một sở thích riêng.
  7. Sống Cho Hiện Tại
    Khi bạn cảm thấy chán nản, nghĩa là bạn đang sống cho quá khứ. Khi bạn
    cảm thấy lo lắng, tức bạn đang sống cho tương lai. Nhưng khi bạn cảm thấy
    mãn nguyện, hạnh phúc và bình yên, chính là lúc bạn đang đang sống cho
    hiện tại.
  8. Cười Nhiều Hơn
    Tiếng cười chính là “liều thuốc” mạnh mẽ nhất có thể chống lại được
    những cảm xúc tiêu cực, tức giận, bực bội. Các nghiên cứu của ĐH Harvard
    đã chỉ ra rằng, hành động “cong khóe miệng” có thể giúp bạn gia tăng cảm
    giác hạnh phúc. Vì vậy, hãy cười nhiều hơn để đối phó với những “khốc liệt”
    của cuộc sống, bạn nhé!
  9. Học Cách Tha Thứ
    Sự phẫn nộ và tức giận của một cá nhận chính là những hình thức mà họ
    tự “trừng phạt” chính bản thân mình. Khi bạn bắt đầu tha thứ, cũng chính là
    lúc bạn đang “đối xử” tốt với chính mình. Ai rồi cũng mắc sai lầm, điều quan
    trọng là thông qua các sai lầm đó, chúng ta biết tiếp thu và dần trưởng thành
    để trở thành một phiên bản tốt hơn của quá khứ.
  10. Thường Xuyên Nói Lời Cảm Ơn
    Hãy luôn trân trọng những ở bên cạnh bạn, những người giúp đỡ bạn
    những lúc khó khăn, hoạn nạn. Hãy bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với
    những người đã giúp cho cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn theo một
    cách nào đó, dù lớn hay nhỏ.
  11. Tập Trung Vào Những Gì Bạn Đang Làm
    Khi bạn bắt đầu đặt tâm trí, trái tim và tâm hồn của mình vào điều bạn
    đang làm, bạn đang thực sự tạo ra một trạng thái hạnh phúc, được gọi là
    “dòng chảy”. Khi sống trong “dòng chảy” của chính mình, bạn sẽ ít quan tâm
    đến những gì người khác nghĩ hay nói về mình và ít bị “làm phiền” bởi
    những thứ không cần thiết, không quan trọng.
  12. Nỗ Lực Hết Mình
    Không có việc gì khiến cho bạn cảm thấy hối tiếc bằng việc “bạn không
    thực sự nỗ lực một cách hết sức mình”, chỉ là bạn không nói ra mà thôi. Vì
    vậy, hãy luôn cống hiến hết mình, trên “lộ trình” đi đến thành công của
    chúng ta. Khi bạn đã nỗ lực hết sức, cho dù kết quả không như mong muốn,
    bạn cũng không phải cảm thấy hối tiếc.

TƯƠNG KÍNH NHƯ TÂN


(Kính Trọng Lẫn Nhau Như Lúc Mới Gặp)
Mới gặp nhau lần đầu thì cái gì cũng đáng quý đáng thương hết.
Nhưng sống với nhau va chạm nhau mỗi ngày mà vẫn giữ được sự tôn
kính và lòng chân thật với nhau mới là điều quan trọng.
Cái hình dáng bên ngoài quá đẹp làm cho con người ta quên mất cái bên
trong.
Chỉ có giới hạnh và phạm hạnh mới làm cho con người ta tôn kính và
chân thật với nhau …
Nếu không có giới hạnh và phạm hạnh thì cho dù chúng ta có làm gì nói
gì cũng bởi tham sân si dẫn dắt, nên dễ sanh ra bất kính và hết quý trọng lẫn
nhau.
Đức Phật là người nói sao làm vậy. Làm sao nói vậy.
Dù Ngài ở một mình hay trước hội chúng thì cũng vẫn như thế chẳng có
gì khác nhau. Dù là kẻ xấu hay người tốt, kẻ giàu hay kẻ nghèo thì Đức Phật
vẫn bình đẳng như nhau. Cho nên chúng ta tôn kính Đức Phật trọn đời.
Ngày mới chúc tất cả những người hữu duyên an vui, hạnh phúc.
Sadhu! Sadhu! Lành thay
Giới Định Tuệ