Khi ai đó bỏ một nhúm muối vào cuộc đời bạn…
… Bạn biết không, khổ đau trong cuộc đời này giống như muối vậy. Số
lượng muối luôn giữ nguyên, chẳng hề thay đổi.
Nhưng khối lượng khổ đau chúng ta phải thọ nhận còn phụ thuộc vào
chiếc “bình chứa” của nó. Vậy nên, khi ta đau khổ, điều duy nhất con nên
làm là mở rộng tầm nhìn của con ra. Đừng an phận làm một ly nước, hãy trở
thành một hồ nước hay một dòng sông hòa tan mọi hết đau đớn trong cuộc
đời này”.
Đúng như lời những vị Thiền Sư nói, mỗi con người trong đời đều phải
trải qua nhiều khó khăn hay đau đớn nhưng quan trọng là cách chúng ta
nhìn nhận vấn đề. Nhìn xa hơn một chút, có lẽ chúng ta sẽ nhận thấy được
nhiều điều tích cực và rồi nhận ra đớn đau hay gian khó cũng chẳng hề gì,
ta vẫn có thể vui vẻ, hạnh phúc nếu ta thực sự muốn.
Vấn đề như thế nào không quan trọng, điều tất yếu là ta chọn cách đối
mặt với nó ra sao.
Bạn chọn trở thành một ly nước hay cả một hồ nước?
Mỗi khi bạn cảm thấy buồn phiền hay chán nản, cảm thấy cuộc sống mình
không hạnh phúc, không như mong đợi thì hãy nhớ lấy điều này: “Một
nhúm muối nếu bỏ vào một cốc nước, cốc nước ấy có thể không còn uống
được, nhưng nếu được bỏ vào một hồ nước thì nguồn nước ấy vẫn trong
ngọt.
Vì thế, vấn đề không chỉ đơn thuần là có hay không có một ai đó bỏ một
nhúm muối vào cuộc đời bạn, mà còn là ở: trái tim bạn là một hồ nước lớn
hay chỉ là một cốc nước nhỏ bé?”.
Nếu đời quăng trái chanh
Nhớ làm ly giải khát
Nhỡ gặp người tệ, ác
Biến rác thành bông hoa!
Đừng quan trọng thái quá
Mọi việc nơi trần gian
Chuyện chi rồi cũng vậy
Có tụ thì có tan..
Để sống bình an với người khác, bạn cần bình an với chính mình trước
đã.
Month: June 2022
QUAN TRỌNG LÀ LÀM ĐƯỢC ĐẾN CÙNG
… Mỗi ngày học bình lặng một chút, học buông xả một chút.
Như nước chảy qua vạn năm đến đá cũng phải mòn.
Huống chi lòng người còn mềm hơn sỏi đá.
Biết được mình đang ở đâu rất quan trọng, và biết được mình đang hướng
đến điều gì, còn quan trọng hơn nữa.
Chúng ta cứ bước những bước nhỏ và chắc chắn, trên con đường học hỏi
và sửa chữa. Quan trọng không phải lâu hay mau. Quan trọng là bạn làm
được đến cùng, không để lỡ mục đích và hướng đi bạn đã lựa chọn.
Nhân quả sẽ không bỏ rơi ai bao giờ.
Có gieo hạt, có chăm sóc hết lòng, hẳn sẽ mọc lên cây bạn đã gieo, kết quả
mà bạn hướng tới.
Vậy nên nếu thấy một ngày trôi qua thanh thản là biết rằng một ngày
không vô nghĩa. Một ngày có chút sóng gió thì cũng hiểu đây là cơ hội cho
mình học hỏi.
Dù trần cảnh có ra sao, tâm không còn dao động.
Đó mới là gốc rễ lâu dài.
Hơi thở nhẹ
Namo Buddhaya
LỜI CĂN DẶN CỦA THẦY
- Khi mình thành công bất kỳ việc gì cũng đừng tự hào, vì theo nhân quả,
tự hào điều gì, sau đó sẽ mất điều đó luôn.
Ví dụ, tự hào mình đẹp, hoặc tài giỏi, một khoảng thời gian nào đó sẽ hết
đẹp, hết tài giỏi. - Khi thành công điều gì chớ khởi tâm kiêu mạn, thầm cho là tài giỏi hơn
người đó chính là hành động tự đốt Phước của mình.
Do vậy để giữ Phước thì chớ kiêu mạn, coi thường người khác.
Người có tâm coi thường, khinh rẻ người khác là người tự chuốc lấy thất
bại trong trường đời. - Đối với người tu, là luôn luôn kiểm soát tâm mình để sửa chữa, khắc
phục lỗi lầm của mình, để khi nhìn bên ngoài không còn lời nói, không còn
cử chỉ sai lầm, sống hoà hợp thân thiện với mọi người, được rất nhiều người
khen ngợi, ngưỡng mộ… thì hãy cẩn thận trước lời khen của mọi người.
Lời khen của mọi người là tốt, nhận lời khen, cảm ơn lời khen rất chân
thành, xong đừng vui sướng trước lời khen đó, mà phải buông luôn, không
chấp giữ lời khen để ngấm ngầm vui sướng.
Bởi vì: Khi khởi tâm vui sướng trước lời khen của mọi người, bản ngã sẽ
lớn mạnh, làm hao tổn công Đức tu tập, đường tu sẽ bị chặn lại.
Đối với người không tu, chưa biết phật pháp, khi được khen quá sung
sướng cũng tăng cái tôi, tăng kiêu mạn, sẽ làm tổn Phước cực kỳ. Với người
có trí tuệ, họ không thích khen, không thích phô trương là vì lẽ đó.
Cuộc sống kín đáo âm thầm sẽ cho con người có thêm sức mạnh để chiến
thắng trong đường đời!
Phật Quang
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Namo Buddhaya
LỜI MẸ DẠY
Cách đây 5 năm, một cậu bé 7-8 tuổi tới cửa hàng hỏi mua hai con cá chim.
Cậu bé cầm cá rồi cho tay vào túi quần móc tiền, mãi mới lấy ra tờ 100 nghìn.
Tôi hỏi:
- “Là tiền lì xì của cháu hả? Chắc là không nỡ tiêu đây phải không?”
Hai má cậu bé đỏ ửng lên không trả lời. Cậu bé nhận tiền thối lại, chào
tôi rồi vội vã đi ngay.
Sáng hôm sau, cậu bé ấy tới, ngập ngừng nói: - “Bác ơi! hôm nay mẹ cháu phải đến viện để mổ. Hôm qua, cháu mua
cá chim vì mẹ thích ăn và có thể mẹ cháu không còn cơ hội để ăn
nữa…”
Cậu bé vừa nói vừa khóc và nói tiếp: - “Mẹ cháu sau khi ăn cá chim xong nói với cháu: “Vì tham lam một chút
lợi nhỏ mà vứt bỏ nhân cách của mình thì không đáng đâu con ạ!”
Cậu ấy nói xong móc ra tờ tiền 100 nghìn mới tinh rồi hai tay đưa cho tôi
vẻ xấu hổ: - “Bác ơi! Cháu xin lỗi bác! Hôm qua cháu đã đưa tờ tiền 100 giả trả bác,
đây mới là tiền thật ạ!”
Tôi kinh ngạc vì không ngờ sự việc lại như vậy. Hôm qua khi cậu bé trả
tiền – tôi không hề xem xét tiền thật hay giả vì vẻ chất phác của cậu bé.
Cậu bé nói tiếp: - “Cháu cảm ơn bác ạ! Tờ tiền giả 100 nghìn hôm qua là tiền mà mẹ cháu
bán hàng thu được. Mẹ cháu cất riêng vào ngăn kéo vì sợ không khéo
lại trả nhầm cho nguời mua thì tội. Và cháu – vì muốn tiết kiệm 100
nghìn cho mẹ , nên cháu … đã lấy trộm nó. Cảm ơn bác đã không trách
mắng cháu ạ!”
Tôi nghe xong mà lặng cả người.
Một lát sau tôi tới ngăn kéo tìm tờ tiền đó và trả lại cho cậu bé. Cậu ấy cúi
người xuống nhận và rời đi.
Tôi nhìn cậu bé đi càng lúc càng xa mà vẫn không thể phục hồi tinh thần.
Đến giờ thu dọn quán, tôi thừa lúc mọi người không để ý, đem toàn bộ số cá
biển mà tôi đã ngâm formal hơn một tuần đổ hết vào thùng rác.
Khi tôi làm ăn ngay chính, thời gian đầu cũng khó khăn, nhưng kinh
doanh ngày càng tốt lên vì mọi người biết cửa hàng tôi chỉ bán cá tươi.
Mẹ cậu bé mất vì bệnh nặng, cậu bé trở về quê học tập. Từ đó, tôi không
gặp lại cậu bé. Nhưng mỗi lần nhớ đến cậu bé và người mẹ mà tôi chưa từng
gặp, hai má tôi lại đỏ ửng lên và trong lòng thật khó tả…
Trí tuệ tuyệt vời của người mẹ ấy không chỉ giúp cậu con trai trở thành
người tốt mà còn cảm hóa người khác.
Đây thực sự là một người mẹ vĩ đại!
CỎ XANH
NỖI NIỀM CHA MẸ
Con đứng cuối lớp bị mời phát biểu, người cha dõng dạc nêu 3 điều, giáo
viên mời cúi mặt, cả phòng lặng im.
Trong một buổi họp phụ huynh của toàn khối tại hội trường. Bất ngờ là
nhà trường lại sắp xếp mời phụ huynh của những em học sinh có thứ hạng
thấp nhất lớp bước lên sân khấu phát biểu.
Một giáo viên cầm micro nói lớn:
“Xin mời phụ huynh của học sinh có thành tích kém nhất lớp lên phát
biểu”, thông thường trong trường hợp này, các phụ huynh sẽ rất ngại ngần
nhưng một ông bố đã nhanh chóng bước lên với phong thái rất đĩnh đạc tự
tin. Với tư cách là phụ huynh của em học sinh có điểm thấp nhất, anh ngắn
gọn nói 3 điều.
Đầu tiên, anh gửi lời cảm ơn đến giáo viên đã mời mình lên phát biểu,
nhưng khẳng định con của anh là một học sinh có tên họ, tuổi tác đàng
hoàng, giáo viên không nên gọi học sinh của mình là “học sinh có điểm thấp
nhất lớp”.
Thứ hai, nếu giáo viên thực sự là một giáo viên có tâm và có tầm, dù học
sinh có đạt thành tích thấp nhất lớp thì em học sinh đó cũng không phải là
một học sinh hư hay quá kém. Chỉ là các bạn khác có thành tích cao hơn mà
thôi.
Thứ ba là điều rất quan trọng, con của anh chỉ đạt điểm số thấp nhất chứ
cháu không có vấn đề gì về tư duy, về hạnh kiểm, ngoan ngoãn lễ phép, tự
tin và sáng tạo. Không phải ai trên thế giới này cũng đều học giỏi, mỗi người
sẽ có một thế mạnh riêng. Vì thế, thứ cháu cần là sự quan tâm, động viên
hơn nữa của bố mẹ và giáo viên để có thể cải thiện thành tích tốt nhất trong
khả năng của mình, nhà trường không nên dùng cháu làm “tấm gương tiêu
cực“ để cảnh báo hay nhắc nhở khéo léo những bạn học hay phụ huynh
khác.
Nói xong 3 điều cần nói, vị phụ huynh này rời khỏi bục phát biểu để lại
cả hội trường lặng im. Một số giáo viên nhìn xuống vờ đang làm việc khác,
một số lại ái ngại nhìn nhau, cả hội trường với rất đông phụ huynh khác thì
im phăng phắc. Chỉ nói 3 điều, nhưng thực sự ông bố này đã chạm đến trái
tim của rất nhiều người. Ai cũng dành lời khen ngợi cho sự điềm tĩnh và văn
minh của anh. Một người cha tâm lý, luôn đặt con mình lên trên mọi cuộc
đua thành tích.
LUẬN KẾT
Đối với mỗi đứa trẻ, sự thấu hiểu và ủng hộ của cha mẹ, thầy cô chính là
động lực rất mạnh mẽ để con ngày càng tự tin, trưởng thành và hoàn thiện
bản thân hơn. Em học sinh trong câu chuyện trên vô cùng may mắn khi có
được một người cha hết sức tâm lý. Chỉ khi cha mẹ thực sự hiểu và ủng hộ
con trong mọi chuyện, đứa trẻ mới có được nền tảng mạnh mẽ để vươn lên
và phát huy khả năng của mình một cách tốt nhất.
Có thể con học không giỏi, nhưng tài năng, sở trường của trẻ sẽ nằm ở
những khía cạnh khác. Do đó, nếu con mình dù đã cố gắng hết sức nhưng
thành tích học tập vẫn không tốt, cha mẹ thầy cô không nên nổi nóng, chê
trách mà hãy thực sự thấu hiểu và động viên con ở thế mạnh nhất mà con có
nhé!.
Nguồn Sohu
TÂM SỰ CỦA MỘT BÁC SĨ
Tôi từng “khóc thầm” vì bài học mà bệnh nhân của tôi đã vô tình dạy bác
sĩ. Tôi vẫn nhớ như in lần khám với bệnh nhân 70 tuổi không may mắc ung
thư tụy di căn phổi. Bà có nhiều dịch tích trong ngực, còn gọi là tràn dịch
màng phổi, và cần chăm sóc giảm nhẹ. Bốn tháng trước, bà còn bị thêm di
căn da – thành ngực, liên quan tới thủ thuật đặt ống thông để giảm dịch ngực
ở một bệnh viện khác. Vì đau ở thành ngực, bà cũng đã được xạ trị vào khối
u. Cơn đau được khống chế một thời gian, khi bị đau lại, bà được giới thiệu
tới bệnh viện của tôi bởi gần nhà.
Chúng tôi nói chuyện thăm hỏi ban đầu khá vui vẻ, nhưng khi tôi sờ vào
cục u trên da để thăm khám, bà đột nhiên bật khóc. Tôi hơi hoảng, liền hỏi
ngay tại sao.
“Bàn tay bác sĩ ấm làm tôi dễ chịu quá”, bà nói. Bà thật tình kể tiếp một
chuyện bất ngờ hơn. Đi khám ở các bệnh viện bốn tháng qua, bà không được
ai chạm tới chỗ đau đó. Ở đâu, người ta cũng chỉ hỏi bệnh, kê đơn thuốc
giảm đau, xem hình chụp CT (Computed Tomography Scan – CT Scan) rồi
chỉ cho bà cục u trên màn hình máy tính.
Tôi vừa nghe chuyện vừa nghĩ tới cách giải thích để bênh vực cho những
đồng nghiệp bận rộn của mình. Rằng khối u đã quá rõ ràng trên hình ảnh
nên bác sĩ nghĩ rằng không cần phải chạm tới, hay bác sĩ bận rộn quá không
thể chờ người bệnh kéo áo lên xem. Việc chạm vào cục u thường không thay
đổi “chiến lược điều trị”, và có thể bác sĩ cũng đã không có thời gian nghĩ tới
cảm xúc của bệnh nhân.
May thay, bà không khóc vì giận bác sĩ mà vì cơn đau dai dẳng tự nhiên
mất đi không ngờ. Bà không biết rằng tôi cũng đã khóc thầm sau khi gặp bà,
từ bài học mà bà đã vô tình dạy cho bác sĩ. Tôi khóc vì hóa ra bàn tay vụng
về của mình lại có thể ý nghĩa đến vậy với một ai đó.
Mấy tháng sau, một bệnh nhân khác nói với tôi rằng cô cũng cảm thấy dễ
chịu khi được bác sĩ thăm khám. Tôi thầm cảm ơn cô vì đã giúp các bác sĩ trẻ
như tôi thêm động lực. Bệnh nhân vừa là người thầy của bác sĩ, vừa làm
nghề thầy thuốc trở nên ý nghĩa.
Hầu hết bệnh nhân thật ra kỳ vọng khá lớn vào việc được bác sĩ thăm
khám trực tiếp. Hầu hết họ vẫn nghĩ rằng bác sĩ phải sờ – nhìn – gõ – nghe
hoặc ít nhất “sờ vào người” thì mới gọi là “đi khám”. Cho dù các chỉ số như
huyết áp, nhịp tim đã có y tá lấy bằng máy hoặc đo tự động, nhiều bệnh
nhân ở Nhật nói với tôi rằng họ vẫn muốn được bác sĩ bắt mạch “truyền
thống” dù chỉ vài giây. Trong bối cảnh phòng khám bận rộn, nhu cầu “kinh
điển” này có thể khó thực hiện, nhưng tôi luôn tự nhắc mình để không làm
bệnh nhân buồn lòng.
Lần khác, tôi có duyên gặp một bệnh nhân bị khó thở vì ung thư phổi
kèm tràn dịch màng phổi. Các bác sĩ trước đó đã nói với bà rằng khó thở vì
“phổi đã ngập nước”. Sau khi gõ và nghe tiếng phổi của bà, tôi cười, nói với
bà rằng dịch chỉ chiếm 1/3 ngực và 2/3 còn lại “vẫn chạy tốt”. Bà bớt khó thở
ngay chiều hôm đó.
Thật khó tin, một bệnh nhân vẫn than khó thở với thuốc an thần,
morphine liều tối ưu lại khỏe hơn chỉ nhờ một câu nói. Khó tin hơn, bà cũng
đã là người nhận dự đoán “có lẽ chỉ còn sống tầm sáu tháng”, nhưng rốt cuộc
sống lâu gấp bốn lần.
“Chính bác sĩ còn chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra với họ vào ngày mai, sao
có thể dự đoán chính xác thời gian sống của bà?”, bệnh nhân cười phá lên
gật gù khi tôi nói tiếu lâm như vậy.
Bằng việc vực dậy niềm tin, tinh thần của bà đã cải thiện rõ rệt. Với một
số biện pháp khác như thay đổi tư thế nằm, ngồi cho dễ chịu hơn, dùng thêm
các dụng cụ hỗ trợ để bà tập trung vào hiện thực và tiếp tục sở thích đan len,
chúng tôi đã giúp bà đã sống thêm một thời gian ý nghĩa.
Nói chuyện với bệnh nhân, nhất là người mắc ung thư giai đoạn cuối, là
cả một nghệ thuật. Nhiều người hỏi rằng như vậy có gọi là nói dối bệnh nhân
hay không?
Khi ly nước chỉ còn 1/3, tuyên bố “mất hết 2/3 rồi” hay “vẫn còn 1/3 đấy”
không thay đổi sự thật phũ phàng, nhưng có thể thay đổi nhận thức về cuộc
sống của người bệnh. Bệnh nhân không chỉ đau khổ vì sự thật, mà còn đau
khổ vì cách diễn giải sự thật đó. Đôi khi, đau khổ là do chính người bệnh
hoặc người thân tự ám thị, tự liên tưởng mà bác sĩ phải là người nhận ra và
giải quyết những khúc mắc thầm kín đó.
Một bác sĩ đàn anh nói với tôi rằng điều này đã được viết trong Kinh
Dược sư từ mấy nghìn năm trước. Người thầy thuốc cần uốn lưỡi bảy lần
khi nói chuyện, với tâm thanh tịnh cầu nguyện sự tốt lành cho bệnh nhân.
Nghe thật mơ hồ, nhưng những điều Đức Phật dạy không phải không có lý.
Nhiều bệnh nhân ở Việt Nam nói với tôi rằng, cũng là loại thuốc đó
nhưng khi gặp được bác sĩ ân cần quan tâm, giao tiếp bằng thân, khẩu, ý tốt
đẹp thì họ thường tự tin hơn vào kết quả điều trị.
Đức Bồ tát Phổ Hiền từng nói với đồ đệ rằng: “hãy vào rừng, tìm những
loại cỏ cây không phải là thuốc mang về đây cho ta”, ngụ ý rằng cái gì cũng
là thuốc mà cũng không phải là thuốc. Tất cả phụ thuộc cách dùng và hiệu
quả còn phụ thuộc vào “dược tính” trong tâm mỗi người.
Ai cũng có khả năng trở thành Phật được, chính là bởi dược tính trong
tâm mình.
Tôi viết những dòng này khi thế giới đang hoang mang vì dịch bệnh.
Trong thời buổi vật chất được ưu ái, thông tin lan tràn trên mạng, nhiều bệnh
nhân dễ bị lung lạc bởi các “bài thuốc” hay “điều trị tiên tiến” qua Youtube,
Facebook, Google hoặc nghĩ rằng phải chụp chiếu bằng máy móc hiện đại
mới yên tâm. Lời nói của bác sĩ nhiều khi không được xem trọng. Tuy nhiên,
tôi vẫn tin rằng sẽ có lúc người ta nhận ra, không gì thay thế được giá trị của
“dược tính” trong mỗi người thầy thuốc.
“Tiền bạc, danh vọng có thể là mục tiêu mà nhiều người hướng đến trong
thời gian ngắn, nhưng nuôi dưỡng được dược tính mới là yếu tố giúp bình
an lâu dài”, thầy tôi, một người Nhật, nói với chúng tôi như vậy.
Tác giả: BS Phạm Nguyên Quý từ Việt Nam du học ngành Y Khoa tại Nhật Bản
và hiện đang hành nghề tại Nhật.
LÁ THƯ GỞI MẸ – ADALYNN RUIZ
Cô giáo Eva Mireles, 44 tuổi với 17 năm dạy học là một trong những người
bị thiệt mạng trong vụ nổ súng tại trường tiểu học Robb Elementary tại Texas
vừa qua.
Cô con gái đã tốt nghiệp đại học của bà là Adalynn Ruiz vừa đăng tấm
ảnh hai mẹ con cùng những hàng chữ tha thiết và xúc động viết cho mẹ, gọi
mẹ là một người hùng khi đã che đạn cho các học sinh bé nhỏ của bà.
Lá thư đăng trên trên Twitter được viết theo sau:
“Mẹ, con không có lời nào để diễn tả hết tâm trạng của con ngay lúc này,
ngày mai và cả phần đời còn lại của con. Con chưa bao giờ nghĩ mình phải
viết đăng những hàng chữ như thế này cho mẹ.
Mẹ! Mẹ là một người hùng. Con cứ nhủ đây là điều không thật. Con chỉ
muốn được nghe giọng mẹ lúc này mẹ ơi.
Con muốn được nghe cái giọng cất cao buồn cười nói với chú cún nhà
mình làm cả nhà thức dậy buổi sáng. Con muốn nghe mẹ nói “Nanis đã thức
rồi” bởi con cứ tắt đồng hồ báo thức. Con muốn ôm mẹ lần cuối và nắm đôi
tay chai cứng của mẹ vì mẹ không chỉ dạy học cả ngày mà còn làm biết bao
điều khác ở nhà.
Con muốn ra khỏi chỗ làm và được nghe mẹ gọi lúc 4:30 chiều bởi đó là
điều đầu tiên mẹ làm khi mẹ rời trường. Con muốn mẹ ngồi trên chiếc ghế
chỉ có mẹ ngồi với mấy con chó. Con muốn gởi mấy cái tik-tok cho mẹ và
nói đi nói lại về nó cho đến khi ba phát chán. Con muốn phá mẹ, gọi mẹ dậy
để xem con nấu gà có quá chín hay không. Con muốn hát karaoke với mẹ để
nghe mẹ gào to “sáng láng như kim cương”.
Con muốn cãi lại mẹ với đủ điều ngu ngốc nhất rồi mẹ con mình lại cùng
cười với nhau. Con muốn mọi chuyện quay ngược lại. Con muốn mẹ quay
về với con mẹ ơi. Con nhớ mẹ chẳng lời nào kể xiết.
Mẹ xinh đẹp của con, cảm ơn mẹ cho con những kỷ niệm vui nhất. Cảm
ơn mẹ cho khoảng đời đẹp nhất của đời con. Cảm ơn mẹ đã là bạn thân nhất
của con. Cảm ơn mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất con muốn có.
Bây giờ nhiều người đã biết tên mẹ, khuôn mặt xinh đẹp của mẹ và một
người hùng là thế nào. Con chẳng biết sống sao khi thiếu mẹ nhưng con sẽ
lo cho cha và mấy con chó. Và con sẽ gọi tên mẹ mãi mãi để mẹ luôn được
nhớ tới là, Eva Mireles, cô giáo lớp Bốn tại trường tiểu học Robb Elementary
đã quên mình lao lên trước che đạn cho các học trò của mình.
Trái tim con đã vĩnh viễn tan nát. Người bạn thân, người chị song sinh
với con đã bị cướp đi. Cảm ơn mẹ đã yêu thương con bằng tấm lòng cao cả,
dưỡng nuôi con trở nên mạnh mẽ. Những ai biết mẹ, biết sự chan hòa, vui
tính của mẹ sẽ còn nhớ mãi nụ cười của mẹ. Con muốn cảm ơn mẹ là niềm
cảm hứng cho con. Con sẽ luôn tự hào được là con của mẹ.
Mẹ hiền yêu dấu của con, ngày nào đó con sẽ lại gặp lại mẹ. “
– Adalynn Ruiz