Thân yên: vì thân không sát sanh, trộm cắp, tà hạnh.
Khẩu yên: là vì khẩu không nói dối, không nói lời hai lưỡi, không nói lời
độc ác, không nói lời phù phiếm, rỗng không, vô ích.
Ý yên : là ý không tham, không sân, không tà kiến.
Hoá ra chỉ ở yên thôi là chúng ta đã đang sống trong 10 nghiệp lành!
Nói thì nghe dễ vậy, nhưng làm thế nào để cho Thân, khẩu, Ý đều được
yên, được lặng?
Ngày này sang ngày khác, cái Thân chúng ta luôn luôn cử động; cái tay
cái chân luôn nhúc nhích, di động, chuyển động, đi đứng nằm ngồi, lại còn
trăm công nghìn việc.
Vậy thì khi bắt nó ngồi yên thì nó phản ứng, nó “làm nũng” đủ kiểu!
Cái Khẩu cũng tương tợ vậy. Nó quen nói lung tung, lang tang. Nó quen
bàn những chuyện vô ích.
Nó quen nói xấu người này, chê người kia. Nó quen say sưa nói chuyện
trên trời dưới đất.
Nó quen kể chuyện “tào lao”.
Nó quen cười ha ha, cười hi hi, cười tếu táo để nhạo người này, chọc người
nọ.
Nó quen tranh cãi, hiếu thắng. Nó quen thốt ra lời cộc cằn, thô lỗ.
Nó quen mách lẻo, đấu láo, “buôn dưa lê”, “đâm bị thóc, thọc bị gạo”…
Có nghĩa là rất nhiều người trong chúng ta, cái khẩu nó thiếu sự yên lặng
cần thiết.
Cái thân, cái khẩu đã vậy nhưng cái ý thì lại còn trầm trọng hơn, nhiều
chuyện hơn, đa sự hơn.
Nó lầm thầm đêm, lầm thầm ngày. Nó nghĩ tưởng lung tung. Nó là con
vượn chuyền cành, nhảy nhót chí choé bắt hoa bẻ trái triền cao, lũng thấp.
Nó là con ngựa bất kham phóng vọt dặm bụi mịt mù, không kể dặm
đường xa ngái, đầu non cuối biển!
Nó nghĩ đến những niềm vui, những thích khoái qua mắt tai mũi lưỡi
thân.
Nó vọng tưởng non này, núi kia… Nó như Tôn Hành Giả, “cân đẩu vân”
một cái… thì ở đâu cũng tới; địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh hay a-tu-la chỉ trong
nháy mắt!
Namo Buddhaya
Namo Dharmaya
Namo Sanghaya
(Nguồn: Chanh Hanh)
Month: December 2022
CHỈ BÁN CÁI GIẾNG THÔI
Ở làng nọ có một người đàn ông thông minh sở hữu một cái giếng nhưng
anh ta không dùng gì đến nó nên quyết định bán cho bác nông dân gần nhà.
Một hôm, khi đi ngang qua thấy bác nông dân đang múc nước từ giếng lên
để nấu ăn, tưới hoa màu, nuôi gia súc…, gã thông minh lập tức ngăn lại và
không cho phép bác nông dân múc nước từ giếng lên.
“Tôi chỉ bán cho ông cái giếng, tôi không bán nước cho ông. Vì thế, ông
không thể lấy nước từ cái giếng này được”, gã thông minh lên tiếng.
Bác nông dân rất buồn mà không biết phải làm sao. Giếng thì mình đã
mua rồi, nhưng đúng là mình không trả tiền mua nước từ cái giếng. Giờ
giếng có đầy nước mà không được dùng, trong khi cả gia đình mình, hoa
màu và gia súc đều cần đến nguồn nước sạch từ cái giếng này.
Nghĩ mãi không biết làm thế nào để giải quyết với người đàn ông kia, bác
nông dân quyết định mang lên trình quan huyện xét xử, mong lấy lại công
bằng. Lên cửa quan, bác nông dân tường thuật lại đầu đuôi câu chuyện,
không giấu giếm bất cứ điều gì, hòng mong lấy lại được công bằng cho gia
đình mình.
Quan huyện gọi người đàn ông thông minh kia lên và hỏi: “Tại sao ngươi
không cho ông ta dùng nước trong giếng? Chẳng phải ngươi đã bán cái
giếng đó rồi sao?”
“Dạ, bẩm quan. Con chỉ bán cái giếng cho ông này, chứ con không bán
nước trong giếng. Do đó, ông ta không có quyền lấy nước của nhà con. Giờ
nếu muốn lấy nước, ông ta phải trả thêm tiền mua nước chứ” – người đàn
ông đáp, chắc bẩm lý lẽ đã thuộc về tay mình.
Quan huyện nhìn người đàn ông, khẽ mỉm cười và trả lời:
“Ồ, ngươi nói rất có lý. Thế nhưng, khi ngươi đã bán cái giếng cho người
nông dân này, cái giếng đã thuộc quyền sở hữu của anh ta; còn nước trong
giếng vẫn thuộc sở hữu của ngươi. Vậy thì ngươi không có quyền được để
nước dự trữ trong giếng của người nông dân nữa”.
“Bây giờ chỉ có 2 lựa chọn:
Một là ngươi phải trả tiền cho bác nông dân để thuê cái giếng dự trữ nước.
Hai là ngươi phải mang toàn bộ nước ra khỏi cái giếng ngay lập tức”,
quan tòa ngẩng lên nhìn gã thông minh và khẳng định đanh thép.
Gã thông minh cúi đầu buồn bã, không biết làm gì để biện minh cho hành
động của mình nữa. Anh ta đã bị chính trí thông minh của mình gây khó xử
cho chính anh.
SUY GẪM:
Thế mới nói, trong cuộc sống, dù bạn thông minh đến đâu cũng sẽ luôn
có những người khác thông minh hơn bạn. Đó là lý do con người sinh ra
luôn phải học hỏi không ngừng, dù là lúc ở tuổi thanh niên hay khi đã về
già. Vậy nên đừng để trí thông minh sẽ phản tác dụng và khiến bạn “tự mình
hại mình” nếu không biết sử dụng đúng cách nhé.
- Thông minh mà sống thiếu Đức thì sớm muộn cũng bị đời.. vứt!
Thiện Hữu
QUẢ TIM THỨ 2 THỨ 3 LÀ GÌ? NHỊP ĐẬP CỦA TRÁI TIM THỨ NHẤT
Tất cả mọi người chúng ta hiện đang sống, đang làm việc đều nhờ một
trái tim hoạt động trong cơ thể. Nếu tim bị suy yếu thì tính mạng bị đe dọa
hoặc ngừng đập thì ta sẽ chết. Chúng ta hãy làm một con toán để biết trong
cuộc đời chúng ta từ khi sinh ra cho đến lúc nhắm mắt tim đã đập bao nhiêu
lần thì sẽ thấy vô cùng kinh khủng, từ đó chúng ta mới thấy thương trái tim
chúng ta :
Trung bình 1 phút tim đập 72 nhịp. Một giờ 60 phút: 72 x 60 = 4.320 nhịp.
Một ngày 24 giờ: 4.320 x 24 = 103.680 nhịp. Một năm 365 ngày: 103.680 x 365
= 37.843.200 nhịp. Trung bình con người sống 70 năm: 37.843.200 x 70 = 2649.
024.000 nhịp. Tức là : 2 tỷ sáu trăm bốn mươi chín triệu hai mươi bốn ngàn
nhịp đập trong suốt 70 năm của đời người trong nhân gian.
Ôi chao ! thật là khủng khiếp. Một trái tim nhỏ bé của mỗi người trong
một cuộc đời lại đập liên tục với số lần như thế. Biết như thế để ta nên
thương cho trái tim nhỏ bé ấy và nên cộng tác giúp đỡ nó trong công việc
tống máu đi nuôi cơ thể, đừng để nó bị suy sớm mà nguy hiểm đến tính
mạng.
TRÁI TIM THỨ 2
Nghe qua thì tất cả ai ai cũng lấy làm lạ và ngạc nhiên nhưng theo sự
phân tích của y khoa Tây Y sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề :
1/ Thở bụng dưới bằng cơ hoành là biện pháp tối ưu nhất giúp cho trái
tim thứ nhất đỡ mệt mỏi gắng sức tống máu đi nuôi cơ thề.
Khi hít vào thì phình bụng, cơ hoành hạ thấp xuống làm cho oxygen đến
tận cùng màng tim, cơ tim.
Trái tim thứ nhất chỉ cần giãn ra rất nhẹ cũng đủ lấy đầy đủ máu.
2/ Khi thở ra bụng hóp lại, cơ hoành bị đẩy lên trên tối đa ép các mạch
máu mạnh nhất giúp cho cơ tim co bóp không gắng sức cũng đủ tống máu
đi khắp cơ thể một cách thong thả nhẹ nhàng nhất.
Cơ tim không cần phải làm việc nhiều như khi thở ngực vì ở đây cơ hoành
phụ giúp cho sự co bóp trái tim cơ hoành là trợ lý đắc lực nhất cho tim.
3/ Nhờ những tác động đó mà cơ hoành đã chia bớt gánh nặng cho tim
và tim sẽ hoạt động bớt lại nên tim sẽ khỏe hơn và tránh được suy yếu theo
thời gian.
Vì thế mà cơ hoành được gọi là trái tim thứ 2.
4/ Thở bụng dưới cơ hoành cùng với tim giúp đưa oxygen đến khắp các
cơ quan nội tạng vùng bụng bên trong. Khi cơ hoành đưa lên hạ xuống theo
nhip thở là một trạng thái massage đều đặn nội tạng và đưa máu đủ đến
gan, la lách, thận, ruột, bàng quang, tử cung, tiền liệt tuyến.v..v… phòng
ngừa bệnh ở các tạng này rất hiệu quả.
5/ Giúp chống lại bệnh nhiễm trùng của hệ tiết niệu như thận, bàng
quang.
6/ Máu được đưa đầy đủ về vùng chậu như : tử cung, buồng trứng làm
giảm các triệu chứng tiền mãn kinh của phụ nữ.
7/ Phải được co vô và nở ra tối đa, oxy đến phổi đầy đủ nhất nên ngừa
được bệnh phổi.
8/ Tiêu hóa : làm tăng chức năng của dạ dày, gan, la lách nhất là máu đến
đầy đủ dạ dày, la lách làm quá trình chuyển hóa thức ăn được dễ dàng và
thuận lợi.
9/ Điều hòa thần kinh thực vật do đó huyết áp ổn định.
10/ Khi thở bụng cơ hoành thì sẽ có tác dụng ức chế mọi tạp niệm ở não,
chống stress, chống đau, an thần do chất endorphin được tiết ra từ não trong
lúc thở bụng
QUẢ TIM THỨ BA:
Trong phần trên chúng ta đã bàn luận trái tim thứ 2 là gì, phần này chúng
ta sẽ bàn luận trái tim thứ 3. Đó chính là lòng bàn chân. Chắc các bạn ngạc
nhiện lắm phải không? Xin từ từ đọc những lợi ích của nó về mặt đông tây
y thì sẽ rõ.
Về mặt Tây y:
1/ Lòng bàn chân là nơi có nhiều mạch máu, mao mạch ngoại biên nhất,
có cả hàng ngàn mao mạch. Nếu máu ở đây được cung cấp tốt thì ta sẽ khỏe
hơn và nếu lòng bàn chân được kích thích nhiều thì các mao mạch ở đó sẽ
dãn nỡ, oxygen đến tận cùng tế bào đầy đủ nhất. Kết quả huyết áp sẽ hạ
trong chừng mức sinh lý và máu ra ngoại biên nhiều hơn, bệnh tật ít có cơ
hội phát triển. Nhất là trái tim đỡ phải tống máu tối đa vì các mao mạch lòng
bàn chân dãn nỡ sẽ làm cho máu tự động đi ra ngoại biên hơn là cần lực tim
co bóp mạnh đẩy máu đi đến đó.
2/ Hơn nữa lòng bàn chân ở một vị trí thấp nhất của cơ thể nên các mạch
máu ở đây khi dãn nỡ thì sẽ tạo một lực hút mạnh kéo máu khắp châu thân
đi xuống và ra ngoại biên rất đầy đủ mà không cần đến lực bóp nhiều của
tim do đó có thể trợ lực cho tim một cách hữu hiệu. Tim không cần phải cố
gắng mà chỉ cần những nhát bóp nhẹ nhàng cũng đưa máu ra ngoại biên,
tim sẽ khỏe và bền vững với thời gian mà không suy yếu lúc tuổi chưa già
hoặc tuổi đã già.
3/ Nếu để cho lòng bàn chân lạnh thì các mạch máu ở đó sẽ co lại càng
làm cho oxy không ra đủ ngoại biên và tim phản ứng lại bằng cách tăng
cường lực co bóp, lâu ngày sẽ làm tim yếu và suy. Thực hiện ngâm chân
nước nóng trước khi đi ngủ ở một vài bài tập dưỡng sinh hay dùng máy sấy
tóc sấy ấm lòng bàn chân, cũng là cách làm cho mạch máu ở bàn chân giãn
nở giúp đưa máu ra ngoại biên dễ dàng, đó là cách giúp cho trái tim chúng
ta đỡ phải làm việc nhiều và cũng giúp tuần hoàn châu thân đầy đủ, oxy có
mặt khắp mọi nơi tốt cho sức khỏe.
4/ Những người thôn quê làm ruộng làm rẫy đa số có trái tim khỏe nhất,
già 90 tuổi mà tim vẫn mạnh mẽ. Đó là do suốt cuộc đời họ luôn đi chân đất
làm ruộng, rẫy, lòng bàn chân họ dẫm lên đá, sỏi và mặt đất đủ mọi địa hình.
Vô tình kích thích lòng bàn chân một cách tự nhiên và kết quả giúp cho trái
tim như đã nói ở trên.
5/ Ở thành phố, luôn mang giầy, dép nên lòng bàn chận không được kích
thích, họ đành phải tập mỗi đêm đi trên sỏi đá bằng chân trần, ngâm chân
nước nóng hay đấm vỗ, massage… để tạo kích thích như đã nói.
Về mặt Đông y:
- Lòng bàn chân là nơi chứa các huyệt đạo đại diện cho toàn thể cơ quan
nội tạng trong cơ thể. Chúng ta sẽ giật mình khi thấy sơ đồ cơ quan nội tạng
dưới lòng bàn chân là một cửa ngỏ của cơ thể rất ư là quan trọng mà lâu nay
chúng ta thường hay bỏ qua. - Muốn các cơ quan tim, phổi, gan, lách, dạ dày, tai mũi họng, ruột, thận,
tử cung, buồng trứng, dịch hoàn, não..v..v…khỏe mạnh thì phải chú ý đến
lòng bàn chân. Phải kích thích nó để đả thông nội tạng mà khi nội tạng được
đả thông thì lưu lượng máu đến cơ quan càng nhiều và đầy đủ do chính sức
hút của các cơ quan nội tạng đó mà không cần tim phải dùng sức bóp nhiều.
Từ đó tim được thư giãn, hoạt động nhẹ nhàng cũng làm đủ chức năng của
nó nên không bị suy yếu theo thời gian. - Thực hành ở lòng bàn chân thế nào cho hiệu quả ? Đó là mỗi ngày nên
để ra 3-5 phút theo thứ tự: ĐẤM – VỖ – XOA
- ĐẤM: khắp cả mỗi lòng bàn chân không sót một chỗ nào trên đó với
một lực khá mạnh để đả thông toàn bộ cơ quan nội tạng. Đấm từ 50-100 lần - Vỗ: cũng khắp cả lòng bàn chân
- Xoa: xoa khắp lòng cho nóng từ 50-100 lần
- Bấm huyệt dũng tuyền ở vị trí 1/3 trên của lòng bàn chân. Bấm day bằng
ngón cái từ 15-30 giây để bồi bổ kinh thận là tiền đề cho trường thọ vì thận
là gốc của sự sống vế mặt đông y. - Nếu ta bị yếu hoặc bệnh ở cơ quan cơ quan đó trên lòng bàn chân.
- Tất cả các thao tác chỉ mất 3-5 phút mà thôi
- Thật vậy, các bạn cứ thử xem, mỗi buổi sáng làm như vậy thì
cả ngày sẽ cảm thấy khỏe hơn, làm việc không biết mệt. Cứ thử xem nhé,
không tốn thời gian bao nhiêu mà có lợi cho sức khỏe…
Tóm lại chúng ta có 3 quả tim: Quả tim trên lồng ngực, Cơ hòanh, lòng
bàn chân. Nên phối hợp nhịp nhàng bằng cách: Thở bụng cơ hoành, đấm vỗ
xoa lòng bàn chân là phương pháp giúp cho trái tim thật sự thứ nhất của
chúng ta không bao giờ bị suy yếu, trường thọ với thời gian… Đó là cốt lỏi
của Khí Công nói riêng và y học phương đông nói chung.
Theo BS LV Vĩnh.
HÃY NHỚ VÀ ĐỪNG QUÊN
Chuyện kể rằng: Xưa có một hành khách bước đơn độc trên chặng đường
xa. Khi đã quá mỏi mệt và kiệt quệ, anh nằm xuống và ngủ một giấc ngon
lành trên thảm cỏ ven đường. Không lâu sau, một con rắn độc từ trong bụi
cỏ chui ra và bò về phía người độc hành này.
Khi con rắn chuẩn bị cắn người khách đang ngủ, bỗng một người đi
ngang qua đó, kịp thời đánh chết con rắn độc rồi đi tiếp. Người độc hành
vẫn ngủ say sưa mà không hề biết chuyện gì đang diễn ra. Cho đến cuối
cuộc đời, anh vẫn không hay biết rằng mình đang sống trong ân huệ của
người qua đường vô danh thuở nọ…
Có thể vị khách độc hành không hề biết đến ơn cứu mạng ấy, và người
qua đường cũng đã quên từ lâu, nhưng sự tình này đều ghi dấu trong Trời
Đất.
Lại cũng có chuyện như thế này: Một hôm, người chồng trở về nhà. Lúc
đó trời đã khuya lắm rồi, nhưng chiếc đèn bên hiên nhà vẫn sáng rực, chiếu
rọi một đoạn đường phía ngoài ngôi nhà. Anh cho rằng vợ mình ngủ quên,
định bụng vào trong nhà tắt đèn, nhưng không ngờ lại bị vợ cản lại. Anh
chưa kịp hỏi nguyên do thì chị vợ đã chỉ tay ra ngoài cửa sổ cho chồng nhìn.
Ven đường bên ngoài cửa sổ là một chiếc xe ba bánh chở đầy rác. Ngay
cạnh đó, một cặp vợ chồng đang ngồi nghỉ dưới ánh đèn ấm áp bên hiên
nhà. Họ vừa nói vừa cười, và cùng nhau ăn chút gì đó để lót dạ đêm khuya.
Nhìn thấy cặp vợ chồng ấy đang chuyện trò vui vẻ dưới ánh đèn, cả anh
và vợ đưa mắt nhìn nhau rồi nhẹ nhàng rút lui. Có lẽ hai vợ chồng người
thu gom rác ấy sẽ vĩnh viễn không biết rằng, ở đâu đó trong thành phố này,
có một ngọn đèn vẫn hàng đêm vì họ mà thắp sáng.
Và bạn thấy đấy, có những sự giúp đỡ diễn ra trong âm thầm và lặng lẽ.
Vậy cớ sao cứ phải đợi đến khi mắt thấy, tai nghe rồi chúng ta mới biết ơn
trong lòng?
Bởi vì, có những “cho đi” không bao giờ mong chờ bạn đền đáp. Có
những “giúp đỡ” không bao giờ chờ bạn nói “Cảm ơn!”
Vì vậy, hãy cứ biết ơn cuộc đời này và hãy dùng lòng cảm ơn để đối đãi
với tất cả mọi người xung quanh bạn.
Và đừng quên rằng:
- Không biết trân quý, có núi tiền cũng chẳng thể vui tươi.
- Không biết khoan dung, có bạn bè rồi cũng rời ra.
- Không biết cảm ơn, có tài giỏi cũng chẳng thể thành công.
- Không biết hành động, có thông minh cũng chẳng thể viên dung.
- Không biết hợp tác, có làm việc chăm chỉ cũng không thành đại sự.
- Không biết tiết kiệm, có kiếm nhiều tiền cũng không thể phú quý.
- Không biết thỏa mãn, có nhiều tiền cũng không thể hạnh phúc.
- Không biết dưỡng thân, có trị liệu cũng chẳng thể trường thọ.
Hãy nhớ: - Có một thứ không thể lợi dụng: Đó chính là thiện lương.
- Có một thứ không thể gian dối: Đó chính là tình cảm.
- Có một thứ không thể lừa gạt: Đó chính là sự chân thành.
- Có một thứ không thể thiếu: Đó chính là bạn bè.
- Có một thứ không thể tha thứ: Đó chính là phản bội.
- Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng.
- Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
SƯU TẦM