- Học cách chấp nhận rằng Hạnh phúc nào rồi cũng nhạt phai.
- Học cách chấp nhận là Tình yêu không bao giờ Vĩnh cửu.
- Học cách chấp nhận không nuối tiếc Quá khứ để sống cùng Hiện tại.
- Học cách chấp nhận rằng Vật chất là phù du, có hôm nay rồi mai lại mất.
- Học cách chấp nhận cuộc sống là muôn vàn Thử thách ta phải đương
đầu. - Học cách chấp nhận rằng cho đi là mất mát, nhưng ngay sau đó sẽ đón
nhận được hạnh phúc từ sự biết cho đi. - Học cách chấp nhận rằng mỗi Sai lầm trong cuộc sống là một bài học để
giúp ta trưởng thành hơn trong suy nghĩ. - Học cách chấp nhận một ngày nào đó vì cuộc sống ta cũng sẽ phải đứng
vững một mình để Tranh đấu và Sinh tồn. - Học cách chấp nhận rằng Thất bại để có được Thành công.
- Học cách chấp nhận là mọi vật chung quanh chúng ta cũng sẽ Thay đổi
thì lòng dạ người ta cũng là như thế.
Cuộc sống vốn không hoàn hảo và con người không mấy ai hoàn hảo trên
đời.
Biết bản chất cuộc đời là như vậy, biết cách chấp nhận mọi điều như vậy
thì Bạn sẽ có Bản lĩnh sống an nhiên giữa đời nhiều sóng gió.
TÂM NGÔN
Chúc an lành
Month: February 2022
HỌC CÁCH IM LẶNG
- Im Lặng Khi Bị Hiểu Lầm
Khi bị hiểu lầm, hãy nhớ rằng muốn tin bạn, thì không cần nói họ cũng
tin bạn. Còn người không tin bạn thì cho dù bạn có nói nhiều đến đâu họ
cũng chỉ tin vào cái việc họ muốn tin mà thôi. Thế nên trong trường hợp này
bạn hãy cứ im lặng, bởi sự im lặng cũng giống như là một năng lực thâm sâu
của người bản lĩnh.
Im lặng không có nghĩa là bất chấp chịu oan mà chính là tiết kiệm thời
gian của mình, tự mình phấn đấu và khiến kẻ tiểu nhân phải xấu hổ vì đã
hãm hại bạn. - Im Lặng Khi Người Khác Cần Được Lắng Nghe
Khi bạn biết lắng nghe người khác, không chen ngang, không cướp lời và
không lỡ đãng. Đây được xem là một nét đẹp trong giao tiếp, cư xử văn
minh. Nếu đối phương đang nóng nảy, bực dọc, muốn hơn thua đến cùng.
Nhưng khi đối diện với sự nhã dặn của bạn thì họ sẽ biết nhìn lại chính mình
và có những điều chỉnh phù hợp. - Im Lặng Để Tránh Tổn Thương Người Khác
Trong một cuộc tranh luận, đừng dại đổ thêm dầu vào lửa mà hãy học
cách im lặng. Hãy biết giữ trọn những cảm xúc tiêu cực đang tuôn trào nơi
đầu môi, hãy dằn sự hiếu thắng xuống. Đừng chiến thắng nhất thời mà làm
tổn thương đến người khác. - Im Lặng Để Tạo Ra Những Mối Quan Hệ Tốt
Nhiều người bạn nàn rằng họ không được nghe, không được thấu hiểu
và họ cảm thấy vô cùng cô đơn, dù ở bên cạnh người thân yêu của mình.
Thế nên trong cuộc trò chuyện, đừng chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân
mà hãy quan sát thái độ, phản ứng của đối phương. Đừng để tình trạng ”ông
nói gà, bà nói vịt” như vậy sẽ đẩy mối quan hệ đi vào ngõ cụt mà thôi. - Im Lặng Để Giúp Bạn Trở Nên Thông Minh Hơn
Nói ít một chút thì bạn sẽ có thời gian suy nghĩ và nảy sinh ra nhiều ý
tưởng chất lượng hơn. Ngược lại nếu nói quá nhiều, suy nghĩ của bạn chẳng
thể đủ truyền vào nhận thức. Nên nhớ, tâm giữ lặng, mắt sẽ sáng, lúc đó bạn
sẽ có nhiều thứ hơn bạn nghĩ.
Trích BÀI HỌC CUỘC ĐỜI TỪ NHỮNG RỪNG CÂY – Mong sao bạn
cũng có thể sống mạnh mẽ như cây.
NƯỚC CÀNG SÂU CÀNG TĨNH, NGƯỜI CÀNG HIỂU BIẾT CÀNG KHIÊM NHƯỜNG
Không coi trọng bản thân mình hơn người khác, đây cũng là một loại tu
dưỡng, là một loại cảnh giới, phong độ. Người có được phong thái này ắt là
có sự hiểu biết sâu rộng về kiếp nhân sinh, về giá trị của cuộc đời.
Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy là một tiểu thuyết gia, triết học gia
người Nga. Ông từng bị một quý phu nhân hiểu nhầm là một công nhân vận
chuyển đồ đạc nên đã yêu cầu vận chuyển đồ cho mình. Tuy nhiên Bá tước
Lev Nikolayevich Tolstoy đã rất vui vẻ nhận lời và hoàn thành công việc của
mình. Sau khi hoàn tất công việc, ông được quý phu nhân trả cho 1 Rúp tiền
công. Đến khi quý phu nhân kia biết được thân phận của ông đã vô cùng
xấu hổ và có ý muốn lấy lại đồng Rúp đó. Nhưng Bá tước Lev Nikolayevich
Tolstoy đã rất vui vẻ từ chối nói: “Đây là thành quả lao động mà tôi có được,
nó rất quan trọng”.
Kỳ thực, người tự cao tự đại, kiêu ngạo với người khác lại chính là người
yếu đuối khôn cùng. Với những người có tâm hồn yếu nhược, thì kiêu ngạo,
tự cao chính là để khỏa lấp chỗ trống trong lòng, họ sợ người khác coi thường
bản thân mình. Ngược lại, khiêm nhường lại xuất phát từ sự tự tin của nội
tâm, không màng hư danh, lợi ảo của người đời. Người chân chính có đại trí
đại huệ, xưa nay vẫn luôn khiêm nhường, tôn kính vạn vật.>/
Đương nhiên khi bạn hạ thấp bản thân, khiêm nhường trước người khác
thì cũng phải đánh đổi một vài thứ, ví như thân phận, cảm giác tôn kính và
vinh hạnh, v.v. Khiêm nhường ở đây không có nghĩa là bạn phải hạ thấp giá
trị bản thân mình, buông bỏ đi ý chí tiến thủ của mình, mà là ngược lại. Một
người càng có ý chí tiến thủ thì càng hiểu được giá trị của sự tu dưỡng tâm
tính, hiểu được giá trị của sự khiêm nhường. Khi gặp cảnh đường chật, ngõ
hẹp nhường người một bước, có thể vì người mà suy nghĩ, thì đó lại chính
là cảnh giới của người nhìn xa trông rộng.
Khiêm nhường cũng là cách giúp bản thân thoát khỏi dục vọng danh lợi
và tham lam. Mà một người có thể đứng ngoài danh lợi, khi đó họ sẽ có thể
nhìn được càng cao, hiểu được rộng hơn những người khác. Người chịu cúi
thấp mình hơn người khác không hẳn đã là người chịu thiệt. Họ là những
người hiểu rõ bản thân mình, là người biết cách dựa vào chính thực lực của
mình mà đi lên. Họ hiểu rõ, làm người thì càng ung dung điềm đạm sẽ càng
được đi xa thêm…
Người có thể giữ được sự khiêm nhường, ôn hậu, điềm tĩnh cũng sẽ
giống như đại địa, vĩnh viễn coi mình thấp hơn người khác, là bàn đạp cho
người khác phát triển nhưng lại không có ai dám phủ nhận sự vĩ đại của họ.
Người có thể giữ được sự khiêm nhường cũng như biển lớn, có thể dung
nạp trăm sông nghìn suối, bất luận nước trong hay đục. Nước chịu mình ở
chỗ thấp mà không tranh giành nhưng lại có thể dung nạp được vạn vật,
nuôi dưỡng vạn vật. Biển lớn chịu mình thấp hơn sông suối nhưng nào ai
dám phủ nhận sự thâm sâu của biển?
Bernard Shaw, nhà văn nổi tiếng người Anh, một hôm nhàn rỗi đã ra
ngoài đi dạo. Ông tình cờ gặp một bé gái tên là Mary, hai người đã cùng
nhau đi dạo, nói chuyện cả một buổi chiều cho đến khi trời tối mới quay về.
Trước khi chia tay, nhà văn nổi tiếng mới nói với cô bé: “Khi về nhà hãy nói
với mẹ chiều nay con đã đi chơi với George Bernard Shaw”. Thật bất ngờ, cô
bé nghe xong bèn đáp lại rằng: “Ngài về nhà cũng hãy nói với mẹ ngài rằng
chiều nay đã đi chơi với Mary cả buổi nhé!”.
Sau này George Bernard Shaw trong một buổi thuyết giảng đã nói rằng:
“Làm người thì đừng bao giờ quá đề cao bản thân mình”.
Khi chúng ta không ngừng cố gắng thể hiện bản thân, mong mỏi chứng
minh thân phận của mình với người khác, thì các bậc cao nhân đại trí lại
không ngừng nỗ lực làm phai mờ đi thân phận của mình.
Benjamin Franklin, một trong những người lập quốc của Hoa Kỳ, khi còn
trẻ có một lần đi gặp một lão tiền bối đức cao vọng trọng. Vì hồi đó Franklin
còn trẻ, tính khí hiên ngang, mỗi bước đi đều vươn vai ưỡn ngực, đầu ngẩng
phía cao, nên khi vừa bước vào cửa, không may bị đụng luôn vào xà ngang
cửa vô cùng đau đớn. Franklin vừa lấy tay xoa đầu vừa ngước mắt nhìn một
người vừa cao vừa to hơn mình đi qua chiếc cửa tự do tự tại, thoải mái điềm
nhiên.
Khi lão tiền bối ra cửa đón Franklin, ông vừa cười vừa nói: “Rất đau đúng
không? Đây chính là bài học giá trị nhất mà cậu thu hoạch được ngày hôm
nay khi đến thăm ta”.
Trong phép ứng xử, nếu chúng ta có thể lùi một bước mà nhượng bộ thì
sẽ thấy được một cảnh giới khác. Không ngạo mạn chính là khiêm, lùi một
bước chính là khiêm, nói thêm một lời cảm ơn, xin lỗi cũng chính là khiêm
vậy.
Trong “Sử ký” có ghi chép về chuyện Lão Tử và Khổng Tử gặp nhau. Lão
Tử nói: “Một thương nhân có đầu óc thông minh, lanh lợi sẽ rất hiểu giá trị
ẩn chứa của một món hàng mặc dù nó có thể có vẻ ngoài rất tầm thường,
không có giá trị gì. Bậc quân tử phẩm chất cao thượng rất hiểu được đạo đức
nội tại ẩn giấu của một con người, cho dù vẻ bề ngoài của họ dường như rất
ngờ nghệch, chậm chạp”. Đây chính là điều mà người xưa vẫn gọi là “Đại
trí nhược ngu”, nghĩa là: Người tài giỏi thường có vẻ ngoài đần độn.
Tăng Quốc Phiên cũng từng nói: “Giữa trời và đất duy chỉ có khiêm
nhường là đạo mang lại tài phúc, kiêu ngạo sẽ sinh ra tự mãn, tự mãn thì dễ
bị thất bại”.
Vậy nên, đừng bao giờ tự mãn, kiêu căng, cũng đừng bao giờ tự cho mình
là bậc cao nhân số một. Hãy nuôi dưỡng cho mình một sự cao quý từ chính
phẩm chất khiêm nhường và đẩy lùi sự hèn mọn.
Có câu “Nước càng sâu càng tĩnh, người càng hiểu biết nhiều càng khiêm
nhường” cũng chính là ý này vậy.
KHI TÔI NÓI TÔI LÀ PHẬT TỬ
Richard Gombrich
Khi tôi nói tôi là Phật tử, đấy không có nghĩa là tôi thanh khiết hay tử tế
hơn những người khác, mà đấy có nghĩa là tôi có quá nhiều sự mê muội (vô
minh) và sự ô nhiễm (tinh thần) cần phải loại bỏ. Tôi cần trí huệ của Phật đà.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, nó không có nghĩa là tôi khôn ngoan hơn những
người khác mà có nghĩa là tôi bị sai xử quá nhiều bởi sự kiêu ngạo. Tôi cần
phải học sự khiêm tốn và phát triển tầm nhìn rộng mở hơn.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, cũng không có nghĩa là tôi tốt hơn hay tệ hơn
người khác, nhưng tôi hiểu rằng tất cả chúng sanh đều bình đẳng.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, tôi biết rằng tôi chỉ yêu thích những ai vừa ý
mình, trong khi đức Phật yêu thương cả những người không thích mình, chỉ
dẫn họ đầy đủ khôn ngoan và từ bi. Đấy là lý do tại sao tôi chọn con đường
đi theo những lời dạy của đức Phật.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, nó không phải là mục đích nhận những cái mà
tôi thích quan tâm, mà là buông bỏ sự bám víu dính mắc vào những thèm
khát của thế gian.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, không có nghĩa là tôi theo đuổi đời sống suôn
sẻ, mà là chấp nhận sự vô thường và điềm tĩnh, tự tin như một ông vua đối
mặt với những sự đối nghịch bất lợi.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, tôi không có ý định tác động đến kẻ khác để tự
tư tự lợi cho bản thân, mà là sử dụng trí huệ khôn ngoan để làm lợi ích cho
mình cũng như cho người, đồng thời cảm thông với tất cả hữu tình chúng
sanh.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, không có nghĩa là tôi lánh đời ly khỏi thế gian
theo đuổi sự hư vô, mà là tôi biết sống mỗi ngày với giáo pháp, sống với
hiện tại và thực hành giáo pháp.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, điều ấy không có nghĩa là cuộc đời tôi sẽ không
còn những thất bại nữa, với giáo pháp thì những thất bại sẽ chuyển hóa
thành nguyên nhân cho sự trưởng thành của tôi.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, trái tim tôi được chứa đầy lòng biết ơn vô hạn.
Tôi nghĩ tôi vốn được sinh ra với tư cách một con người, có đầy đủ cơ hội để
thực hành giáo pháp trong đời này, có nhiều cơ hội gặp được những vị thầy
thông thái và nghe những lời dạy của đức Phật. Tôi vô cùng xúc động với
nghiệp duyên khó tin này.
Khi tôi nói tôi là Phật tử, không có nghĩa là thượng đế ở bên ngoài tôi, mà
là tôi tìm thấy Phật tánh trong trái tim tôi.
Phụ lục:
Giáo sư Richard Gombrich sinh ngày 17/7/1937 tại London, nước Anh.
Ông là giáo sư dạy tiếng Sankrit ở đại học Oxford từ 1976-2004. Ông cũng là
người sáng lập và là chủ tịch của trung tâm nghiên cứu Phật học ở đại học
Oxford “Oxford centre of Buddhist studies”, là cựu chủ tịch hội văn bản kinh
điển Pali ( 1994-2002). Ông là tổng biên tập của “ Clay Sankrit Libary”. Giáo
sư Richard Gombrich là một người uyên bác, thông tuệ Phật pháp, là một
nhà ngôn ngữ chuyên môn về tiếng Pali và Sankrit. Ông viết rất nhiều sách
về Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo Theravada. Ông lấy bằng B.A. tại đại
học Oxford năm 1961, và năm 1970 lấy tiếp bằng Dphil. Năm 1963 thì nah65n
bằng M.A, tại đại học Harvard.
Giáo sư Richard Gombrich là một nhà Phật học, một nhà nghiên cứu ngôn
ngữ Pali, Sankrit tài ba. Ông đã dành hơn bốn mươi năm để nghiên cứu,
giảng dạy và thực hành Phật giáo. Có thể nói ông là một Phật tử lớn, một
học giả nghiên cứu Phật học lớn của thời đại hôm nay, đặc biệt là nghiên cứu
ngôn ngữ cổ: Pali và Sankrit, đây cũng là hai ngôn ngữ chính của kinh điển
Phật giáo. Ngày 17.7/2021 này, giáo sư sẽ tròn tám mươi tư tuổi. Tôi xin dịch
bài viết này của ông để tặng quý bạn đọc hữu duyên, mong tất cả an lạc và
cũng thầm kính chúc giáo sư khỏe mạnh, an lạc và minh mẫn
TIỂU LỤC THẦN PHONG
Biên soạn và dịch
Ất Lăng thành, 07/2021
NHƯ NHỮNG CỌNG LÔNG VŨ
“Từng giờ từng ngày trong cuộc sống, chúng ta tích lũy các lớp ý tưởng
khác nhau về bản thân và những gì chúng ta có khả năng thành tựu. Khi đã
tích lũy được các lớp như thế, chúng ta thường có khuynh hướng đồng nhất
chúng ta với những ý tưởng nào đó về chính chúng ta và thế giới chung
quanh — một sự đồng nhất càng ngày càng trở nên kiên cố, cứng nhắc, bất
di bất dịch. Dần dần, chúng ta mất đi sự kết nối với sự rộng mở, sự trong
sáng, và tình yêu thương căn bản, vốn là phần cốt tủy trong hiện hữu của
chúng ta.
Sự tỉnh táo của chúng ta đang bị trấn áp, lấn lướt bởi hàng trăm ý tưởng,
hàng trăm cảm giác và tri giác khác nhau. Có người trong chúng ta bám cứng
những thứ này vì chúng là những thứ hấp dẫn được chúng ta tưởng tượng
ra hoặc vì chúng là những thứ thu hút đáng sợ khiến chúng ta không còn
quan tâm đến bất cứ điều gì khác. Có người trong chúng ta cố xua đuổi
chúng đi vì chúng quá phiền toái hay vì chúng làm cho chúng ta không tập
trung được vào những gì chúng ta đang cố gắng hoàn tất vào những lúc nào
đó.
Tuy nhiên, thay vì tập trung vào chúng và tống khứ chúng đi, có người
chỉ xem chúng Như Những Cọng Lông Vũ đang bay theo gió. Gió chính là
sự tỉnh táo của quý vị, là sự rộng mở bao la và sự trong sáng có sẵn của quý
vị. Những cọng lông — tức các ý tưởng, ý niệm, khái niệm, quan niệm, cảm
xúc, cảm giác, tri giác đang trôi qua trong sự tỉnh táo của quý vị — thì vô
hại. Có cái hấp dẫn hơn những cái khác, có cái không hấp dẫn bằng; thế
nhưng, từ nền tảng, tất cả chỉ là những cọng lông. Quý vị hãy nhìn chúng
như nhìn những thứ gì đó mơ hồ, hỗn độn, lơ lửng, lượn lờ trôi dạt trong
không trung.
Khi làm thế, quý vị bắt đầu đồng nhất được với sự tỉnh táo; một sự tỉnh
táo đang ngắm nhìn những cọng lông, đồng thời để cho mình thấy rất thoải
mái với bất cứ cọng lông nào đang tình cờ bay qua vào lúc đó. Quý vị đang
chấp nhận chúng mà chẳng thèm bám cứng hay cố xua đuổi chúng đi. Hành
động chấp nhận đơn giản nầy, dù chỉ kéo dài vài sát-na, cũng giúp cho quý
vị thưởng thức được hương vị cái không gian mênh mông của một tình yêu
thương có sẵn, của sự đón nhận một luồng hơi ấm — luồng hơi ấm làm
thành thể tính uyên nguyên của quý vị, là trái tim của chính hiện thể quý
vị.”
*
- *
As we go through life, we accumulate layers of ideas about who we are
and what we’re capable of achieving. As these layers accumulate, we tend
to become increasingly rigid in our identification with certain views about
ourselves and the world around us. Gradually, we lose our connection to the
basic openness, clarity, and love that is the essence of our being. Our
awareness is overwhelmed by hundreds of different thoughts, feelings, and
sensations. Some we latch onto because they’re attractive fantasies or scary
preoccupations; some we try to shove away because they’re too upsetting or
because they distract us from whatever we’re trying to accomplish at the
moment.
Instead of focusing on some of them and pushing away others, though,
just look at them as feathers flying in the wind. The wind is your awareness,
your inborn openness and clarity. Feathers—the thoughts, emotions, and
physical sensations that pass through our awareness—are harmless. Some
may be more attractive than others, some less attractive; but essentially
they’re just feathers. Look at them as fuzzy, curly things floating through the
air.
As you do so, you begin to identify with the awareness that is watching
the feathers and allow yourself to be okay with whatever feathers happen to
be flying at the time. You’re accepting them without latching on to them or
trying to shove them away. This simple act of acceptance—which may only
last a few seconds—offers a taste of that open space of essence love, an
acceptance of the warmth that is your basic nature, the heart of your own
being.
TSOKNYI RINPOCHE
TÍCH LŨY NHIỀU TÀI SẢN TINH THẦN MỚI THỰC SỰ GIÀU CÓ
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, gọi các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, có bảy tài sản này, thế nào là bảy? Tín tài, giới tài, tàm
tài, quý tài, văn tài, thí tài và tuệ tài.
Ở đây, vị Thánh đệ tử có lòng tin, tin tưởng vào sự giác ngộ của Như lai,
gọi là tín tài.
Ở đây, vị Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, trộm cắp… say sưa, gọi là giới tài.
Ở đây, vị Thánh đệ tử có xấu hổ đối với thân, miệng, ý làm ác, gọi là tàm
tài.
Ở đây, vị Thánh đệ tử có sợ hãi đối với thân, miệng, ý làm ác, gọi là quý
tài.
Ở đây, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, giữ gìn những gì đã nghe, đề cao đời
sống phạm hạnh, đọc tụng nhiều lần, chuyên tâm quán sát, thành tựu chánh
kiến, gọi là văn tài.
Ở đây, vị Thánh đệ tử với tâm từ bỏ xan tham, ưa thích xả bỏ, san sẻ vật
bố thí, gọi là thí tài.
Ở đây, vị Thánh đệ tử có trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập,
đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau, gọi là tuệ tài.
Này các Tỷ kheo, đây gọi là bảy tài sản, ai có được những tài sản này,
được gọi là không nghèo khổ.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 7, phẩm Tài sản)
LỜI BÀN:
Nói đến tài sản người ta thường nghĩ đến sự sở hữu nhiều thứ như tiền
bạc, nhà cửa, đất đai… Càng có nhiều tài sản thì càng được tiếng giàu có và
nhất là cảm giác ổn định, bền vững trong cuộc sống được gia cố vững chắc
thêm. Vì thế, làm giàu đúng đắn, lương thiện là tiêu chí chung cho toàn thể
nhân loại phấn đấu, hướng đến xây dựng một đời sống hoàn thiện, sung
mãn.
Tuy vậy, xây dựng tài sản vật chất chỉ là một phần của cuộc sống. Sẽ là
một sai sót lớn cho cá nhân và cả xã hội nếu chỉ chú trọng tạo dựng tài sản
vật chất mà xem nhẹ hoặc quên mất việc làm giàu, phát triển tài sản tinh
thần. Sự mất quân bình trong quá trình phát triển vật chất và tinh thần sẽ
tạo ra những khủng hoảng xã hội, nhất là các vấn đề như băng hoại đạo đức,
suy đồi nhân cách, những quan niệm sống lệch lạc thiên về hưởng thụ, vong
thân vong bản…
Đối với người tu thì “xả phú cầu bần” là một trong những điều kiện cần
để góp phần tích lũy, thăng hoa gia sản tinh thần. Tài sản tinh thần tuy vô
hình nhưng rất đồ sộ và không khó để tạo dựng. Chẳng cần phải cạnh tranh
khốc liệt kiểu “thương trường là chiến trường” vẫn kiến tạo được tài sản tinh
thần tín, giới, tàm, quý, văn, thí và tuệ.
Tài sản tinh thần là tặng phẩm của tạo hóa vốn dĩ hào phóng ban tặng
đầy đủ cho mỗi người. Tìm lại những gì thánh thiện uyên nguyên đã lãng
quên và đánh mất là cách làm giàu của người tu. Tài sản này một khi đã tích
lũy được sẽ làm cho những ai sở hữu nó thật sự giàu có, hạnh phúc và bền
vững trước mọi biến động của thời cuộc.
QUẢNG TÁNH